Blog

50 "in" cho một dịch vụ khách hàng tốt

2014-04-21 16:22
Một dịch vụ khách hàng tốt cần "In" (ở trong) mỗi công ty. Các khách hàng sẽ cần "Into" (đi vào) những gì công ty bạn cung cấp cho họ? Trong dịch vụ khách hàng, chữ "In" không chỉ đơn thuần mang ý nghĩa đó mà còn bao hàm rất nhiều yếu tố bạn sẽ cần quan tâm tới.
 
Trong thế giới dịch vụ khách hàng, luôn có những câu hỏi và phương thức quan trọng mà tất cả chúng ta cần đặt ra qua đó làm rõ những gì cần thiết cho việc đảm bảo một dịch vụ khách hàng ưu việt nhất. 
 
Hàng ngày, có những vấn đề liên quan đến dịch vụ khách hàng tưởng chừng như rất nhỏ nhặt nhưng lại có tác động rất lớn và ảnh hưởng tiêu cực nếu bạn không cẩn thận. Đó có thể là việc một nhân viên nào đó đó ít quan tâm, chú ý đến khách hàng, và kết quả là khách hàng sẽ rời bỏ bạn để chuyển sang các đối thủ cạnh tranh,.... 
 
Các khách hàng cần biết được họ có thể tin tưởng bạn thông qua cách thức mà bạn phục vụ họ, và thông thường là dựa trên những yếu tố khá nhỏ nhặt. Hãy đương đầu với nó, việc giải quyết một khó khăn lớn cho khách hàng luôn khiến bạn phải vất vả. Hơn tất cả, nếu nó là một vấn đề lớn, bạn cần biết rõ rằng các khách hàng đang quan sát bạn một cách kỹ lưỡng.
 
Dưới đây là 50 cách thức với 50 chữ "In" để có được một dịch vụ khách hàng đáng tin cậy và nổi trội so với các đối thủ cạnh tranh. 
 
1. Chào mời (Invite) khách hàng của bạn với những nụ cười cởi mở và thân thiện. 
2. Giao tiếp (Interact) với khách hàng bằng ngôn ngữ của khách hàng. Hãy tìm ra những gì họ yêu thích. 
3. Dò hỏi (Inquire). Hãy hỏi những gì các khách hàng thích. Hãy hỏi họ xem hiệnt ại họ thế nào, gia đình họ ra sao. Hãy hỏi họ để họ giúp bạn cung cấp những trải nghiệm Dịch vụ khách hàng tốt nhất có thể. 
4. Đầu vào (Input). Hãy đề nghị họ cung cấp các thông tin phản hồi. Hãy giúp đỡ họ nói với bạn làm thế nào bạn có thể cải thiện tốt hơn dịch vụ của mình.
5. Thông báo (Inform) với khách hàng. Hãy nói với khách hàng những gì bạn cung cấp và cách thức tốt nhất cho họ để có được hầu hết các mong muốn từ công ty bạn. 
6. Đưa (Include) khách hàng vào tất cả các giao tiếp của bạn với họ liên quan tới những trải nghiệm dịch vụ. 
7. Lôi kéo (Involve) họ bằng cách tư vấn khách hàng về những bước hành động bạn đang thực hiện và tại sao. Sau đó hỏi đề nghị họ chấp nhận và cho biết ý kiến.
8. Phỏng vấn (Interview) họ. Hãy hỏi những câu hỏi dễ và khó. Sẽ thích hợp với những câu hỏi kiểu như "Quý vị thích gì?", "Quý vị thích nó như thế nào?" và "Có còn gì nữa không ạ?". 
9. Đầu tư (Invest) thời gian của bạn để khám phá ra những gì tốt nhất cho khách hàng, chứ không phải công ty bạn. 
10. Hãy sử dụng Khả năng (Intellect) của bạn để có được những cuộc hội thoại ý nghĩa và phong phú với các khách hàng. 
11. Hãy sử dụng Trực giác (Intuition) của bạn để cung cấp các trải nghiệm khách hàng tổng thể tốt hơn. 
12. Nhớ tới (Invoke) "Bản tuyên ngôn nhân quyền" Khách hàng bất cứ khi nào bạn có chút nghi ngờ về những gì là "Điều đúng đắn" cần làm cho họ.
13. Trở nên Không thể bị đánh bại (Invincible) khi sử dụng những Quyền đó để chăm sóc khách hàng. 
14. Can thiệp (Intervene) thay mặt khách hàng đối với những ai không đối xử tôn trọng và đúng mực với các Khách hàng của bạn đúng như họ xứng đáng được hưởng. 
15. Đứng ra làm trung gian (Intercede) giữa Khách hàng của bạn với Nhà sản xuất hay với Cấp quản lý cao hơn. Trong những trường hợp này, sự quan tâm ngoài mong đợi như thế luôn tạo ra sự khác biệt lớn. 
16. Đảm bảo sự tế nhị và lịch thiệp (Intangibles). Như câu nói "Làm ơn" hay :cảm ơn", các yếu tố tế nhị và lịch thiệp luôn có tác dụng rất lớn đem lại niềm hạnh phúc cho các Khách hàng của bạn. 
17. Tránh (Infrequent) sử dụng những từ, cụm từ kiểu như "Không", "Tôi không thể làm việc đó", "Quý vị sẽ phải", hay phổ thông hơn là "Chúng tôi không làm điều đó". 
18. Truyền (Infuse) lòng nhiệt tình vào các Khách hàng của bạn. Yếu tố này có tính chất lan truyền và kéo dài mãi. 
19. Trở nên Vô giá (Invaluable). Không chỉ tốt cho hoạt động kinh doanh của bạn, nó còn đưa các Khách hàng quay trở lại với bạn vì những mối quan hệ bạn xây dựng với họ. 
20. Hãy làm những gì tốt nhất cho Khách hàng của bạn thay vì (Instead) những thủ tục và chính sách rườm rà. Sau khi làm xong, bạn hãy quay trở lại và thay đổi chính sách hay quy trình. 
21. Sử dụng Ảnh hưởng (Influence) của bạn để có được những thay đổi cần thiết. Đừng từ bỏ chỉ bởi vì "Đó là cách thức chúng tôi vẫn luôn làm". Nếu nó sai, nó luôn sai. 
22. Cách ly (Insulate) các Khách hàng của bạn với những thách thức thường gặp. Họ không cần thấy bạn chạy trên con đường gập ghềnh của mình như thế nào.
23. Truyền (Instill) niềm đam mêm cho đội ngũ nhân viên của bạn cung cấp một dịch vụ tốt. Hãy đào tạo và hướng dẫn họ nhiều nhất có thể.
24. Quyết tâm (Insist) đối xử với các Khách hàng của bạn như những người bạn. Hãy chắc chắn rằng mọi người trong công ty bạn đều làm như vậy.
25. Làm rõ (Interpret) các cuộc thăm dò và dữ liệu từ các Khách hàng của bạn theo những phương thức tích cực. Hãy sử dụng chúng để đưa ra các thay đổi mang lại kết quả là những trải nghiệm tốt hơn cho Khách hàng.
26. Thể hiện Mối quan tâm (Interest) đối việc nhận được phản hồi hữu ích từ các Khách hàng của bạn thậm chí cả khi công ty bạn không đề nghị có phản hồi này.
27. Đẩy mạnh (Intensify) việc tìm kiếm những Hành động Tốt nhất cho dịch vụ khách hàng của bạn. Nếu công ty bạn không làm điều này, hãy tự mình làm lấy. 
28. Trở nên Tham lam vô độ (Insatiable) trong việc tìm kiếm những hành động này. Đừng từ bỏ. 
29. Kết nối (Interconnect) những Hành động Tốt nhất với các thói quen chuyên môn của bạn. Khách hàng của bạn sau đó sẽ có được những gì tốt nhất bạn phải cung cấp. 
30. Phát minh (Invent) những cách thức mới cung cấp dịch vụ. Nếu bạn không sáng tạo trong lĩnh vực này, hãy bắt tay suy nghĩ về những cách thức khác biệt khi làm cùng một việc tương tự. 
31. Những cách thức làm việc mới sẽ Tiếp thêm sinh lực (Invigorate) cho đội ngũ nhân viên và các khách hàng của bạn. Họ chắc luôn thích những điều mới mẻ.
32. Có cái nhìn Thấu đáo (Insight) bằng việc xây dựng một chiến lược giao tiếp thích hợp với các Khách hàng của bạn. Hãy đề nghị và sẵn sàng nhận được các phản hồi vào mọi thời điểm. Những cái nhìn thấu đáo được xây dựng bởi thời gian và hội thoại, chứ không phải những lần gặp gỡ đơn lẻ. 
33. Đưa khách hàng vào Bên trọng (Inside) quy trình của bạn. Hãy để họ cảm thấy họ là một phần của giải pháp chữ không phải là "vấn đề cần phải giải quyết".
34. Hãy sử dụng từ Ngay lập tức (Instantly) trong đánh giá các giải pháp dịch vụ khách hàng của bạn. Các nhân viên của bạn có biết những gì cần làm ngay lập tức trong bất cứ tình huống nào được đưa ra? Họ có được trao quyền để xử lý các yêu cầu của Khách hàng ngay lập tức? 
35. Mọi thứ phải thật dễ dàng cho việc Tiếp nhận (Intake) các yêu cầu và bình luận. Hãy kiểm tra các quy trình và chính sách hiện tại của bạn để xem liệu có các rào cản nào hay không. 
36. Luôn Chân thật (Ingenuous) trong giao dịch với Khách hàng và Nhân viên của bạn.
37. Phát triển những cách thức Khéo léo (Ingenious) nhằm có được các giải pháp thích hợp cho những vấn đề khó khăn. Sau đó hãy đánh giá và xác định xem có gì cần phải thay đổi lâu dài hay không. 
38. Để việc tự đánh giá như là một phần gắn liền (Integral) trong ngày của bạn. Đừng hỏi những gì đã sai lầm, mà hãy hỏi mình phải làm những gì khác biệt hay mình muốn đạt được các kết quả tốt như thế nào? 
39. Truyền (Inundate) vào các nhân viên của bạn suy nghĩ về việc đưa ra các câu hỏi thay vì chấp nhận những kết quả nghèo nàn. Đó là bước đầu tiên để trở nên Không thể đánh bại. 
40. Kiểm tra (Inspect) những gì bạn mong đợi. Việc đặt ra các mong đợi là bước thứ hai. 
41. Nếu bạn phải tiến hành thay đổi trong Nhân sự, việc có được những Nhân viên Có thể Hoán đổi lẫn nhau (Interchangeable) luôn rất có ích khi cung cấp những trải nghiệm thú vị và liên tục. Bạn có thể có được điều này bằng việc đạo tạo và hướng dẫn các Nhân viên vào mọi thời điểm tại mọi nơi. 
42. Những hành động liền mạch và trôi chảy sẽ giúp các Nhân viên chiếm được tình cảm (Ingratiate) của Khách hàng. 
43. Tích hợp (Integrate) những giải pháp dịch vụ với một phương cách hợp lý và ngôn ngữ đúng đắn. 
44. Khai phá (Initiate) tất cả các giam tiếp có thể có. Hãy là người đầu tiên giơ tay ra, có những lời chào mừng thân thiện và mời chào Khách hàng của bạn đến với những trải nghiêm thú vị với dịch vụ của bạn. 
45. Cung cấp những giải pháp tạm thời (Interim) để nối liền khoảng cách nếu cần thiết. Đừng chờ đợi để cung cấp các giải pháp hãy tạm thời, hãy thực hiện ngay.
46. Ý định (Intentions) sẽ rất tệ hại nếu thiếu sự hiểu biết. Khi có ý định làm một việc gì đó, bạn cần nhận thức được các mục tiêu của mình là gì, cần làm những gì và cần tránh làm những gì. 
47. Giữ cho mối quan hệ của bạn với các Khách hàng được Nguyên vẹn (Intact) bằng sự cởi mở trong Giao tiếp. Thậm chí có gì đó không do lỗi của bạn, bạn vẫn nên giúp đỡ Khách hàng. 
48. Đưa (Ingrain) ra cho các Khách hàng của bạn những lợi ích họ có thể mong đợi khi giao dịch với bạn. Hãy truyền cho họ lòng nhiệt tình cho những sản phẩm và dịch vụ của bạn. 
49. Thực thi sự Chính trực (Integrity) với Khách hàng và Nhân viên của bạn. Cách thức này sẽ không tồn tại bất cứ câu hỏi nào về những gì bạn tin tưởng. 
50. Truyền cảm hứng (Inspire) cho các Khách hàng và Nhân viên của bạn. Truyền cảm hứng bằng cách thức quản lý. Truyền cảm hững bằng những câu hỏi. Truyền cảm hững bằng việc Cung cấp cho những những gì tốt nhất mà bạn và Công ty bạn có thể đưa ra.

Tuyển được nhân viên bán hàng phù hợp

2014-03-21 16:17
Sự thiếu kết nối tồn tại giữa các nhà quản lý bán hàng và những người được tuyển dụng chính là nguyên nhân dẫn tới các thách thức cho cả hai. Tuy nhiên, họ có thể cùng nhau giải quyết được vấn đề phát sinh này bằng cách tạo ra chương trình thẩm tra nhân tài bán hàng của công ty.
 
Việc thẩm tra ứng viên này là một trong những nhiệm vụ khó khăn nhất mà các nhà quản lý cũng như những người được tuyển dụng đều phải đối mặt. Hầu hết mọi người sẽ nói rằng việc thẩm tra nhân tài bán hàng là nhiệm vụ cam go nhất. Tại sao vậy? Đơn giản vì những người bán hàng đều được đào tạo để có sức thuyết phục. Thế nên, họ đều biết làm thế nào để đưa ra những câu trả lời vừa ý nhất cho các câu hỏi. Có khi còn nản chí hơn nếu phỏng vấn những người bán hàng làm việc cho một đối thủ cạnh tranh bởi họ đều biết những vụ bàn tán xôn xao trong ngành cũng như từ ngữ chuyên môn của ngành. Điều đó khiến cho thách thức ngày càng trở nên khó khăn hơn nhiều. Nhưng đừng buồn phiền! Bởi dẫu cho đó có là công việc được tiến hành thậm chí ngay cả trước khi bạn nhìn vào lý lịch của ứng viên thì việc thẩm tra nhân tài bán hàng thành công vẫn là điều có thể thực hiện được. 
 
Tuy nhiên, điều quan trọng nhất mà một công ty có thể phải thực hiện đó là phát triển được một chương trình thẩm tra nhân tài bán hàng. Điều này giúp tập trung vào mặt sáng kiến. Sứ mệnh của chương trình này là cung cấp dữ liệu cho phép đưa ra tiêu chuẩn đánh giá khả năng thực sự của ứng viên ngược với hồ sơ được mong muốn. Hãy nghĩ về việc trình bày và xác định rõ ràng một cách hài hòa – điều đó có nghĩa là có một người bán hàng phù hợp.
Ngoài ra, những dữ liệu về tiêu chuẩn đánh giá đó nên được tổ chức thành dạng văn bản đầy đủ nhằm chỉ ra từng bước các thành phần của chương trình tìm kiếm. Vì thế, tốt nhất là hãy xác định xem ai là người sẽ tham gia phỏng vấn các ứng viên cũng như vai trò của họ trong quá trình phỏng vấn. Bên cạnh đó, nên định rõ những công cụ sẽ được sử dụng cũng như mục đích của chúng. Và dưới đây chính là bảy thành phần quan trọng tạo nên một chương trình thẩm tra nhân tài bán hàng hiệu quả. 
 
1. Tạo ra hồ sơ về người bán hàng lý tưởng 
 
Điều luôn gây ngạc nhiên cho chúng ta đó chính là không biết bao nhiêu công ty đã kỳ công tổ chức được các hồ sơ dưới dạng văn bản đầy đủ về khách hàng lý tưởng của họ. Tuy nhiên, rất ít công ty có được một hồ sơ về người bán hàng lý tưởng của mình. Vậy làm thế nào bạn có thể tìm kiếm được khi bạn không biết cái bạn đang định tìm kiếm là gì? 
 
Do đó, hồ sơ này nên được trình bày chi tiết một cách đầy đủ. Một số mục cần phải được chỉ rõ trong hồ sơ là kinh nghiệm mà bạn mong chờ ứng viên đó thực sự có được cũng như những kỹ năng mà ứng viên đó nên sẵn có cùng những kỹ năng mà bạn KHÔNG sẵn sàng truyền dạy cho họ.
 
Sự thiếu vắng một hồ sơ được xác định đầy đủ về người bán hàng lý tưởng chính là nguyên nhân phổ biến nhất của những nhà quản lý bán hàng tồi. Và đó cũng chính là điểm gây thất vọng lớn nhất giữa các nhà quản lý bán hàng với những người được tuyển dụng. Bởi trong thực tế, nhiều người được tuyển dụng thường phàn nàn rằng họ cảm thấy mình như những mũi phi tiêu bị những người bịt mắt ném đi chỉ vì họ có quá ít tiêu chí đáp ứng được một hồ sơ mong muốn. 
 
2. Luôn luôn tuyển dụng
 
Trong bán hàng có một câu thành ngữ cổ rằng: “Thời gian cam go nhất để bán được hàng đó chính là khi bạn thực sự cần một người biết bán hàng.” Và điều đó cũng hoàn toàn đúng trong việc tuyển dụng. Khi bị khuyết đi một vị trí trong đội ngũ bán hàng thì điều có nghĩa rằng đã tới lúc luyện tập “cả hai tay đều sẵn sàng” để lấp đầy chỗ trống đó bởi trong khi vị trí bán hàng bị khuyết thì cũng đồng nghĩa rằng các mục tiêu về doanh thu cũng bị rơi vào tình trạng bấp bênh. Điều này nhiều lúc dẫn tới việc quên chuẩn bị hồ sơ về hồ sơ người bán hàng lý tưởng trong khi quan tâm tới việc lấp đầy chỗ trống. Vì thế hãy bình tĩnh một chút, đừng quá nôn nóng, bởi vị trí trống sau đó sẽ nhanh chóng lại bị bỏ trống trở lại nếu người được tuyển dụng tiếp theo không đáp ứng phù hợp theo yêu cầu về bán hàng. 
 
Do đó, việc tuyển dụng bán hàng là một sự luyện tập quanh năm. Còn nguồn lực bán hàng tốt nhất luôn trong tình trạng thiếu vắng nhân tài bán hàng sáng giá. Hãy tìm một công ty có khả năng nhận biết được ứng viên sáng giá đáp ứng được hồ sơ của họ nhưng lại không tìm ra được cách để thuê được ứng viên đó. Đây là một tỷ lệ hiếm khi xảy ra. Bởi vì các đội ngũ bán hàng đều được xoay vòng theo định hướng hoặc của công ty hoặc của người lao động. Do đó, cách tốt nhất là phải sẵn có một hồ sơ ứng viên hơn là bắt đầu chuẩn bị trong quá trình tuyển dụng các ứng viên khi một vị trí bị khuyết. Những quyết định tuyển dụng ngu dốt chỉ được đưa ra trong tình trạng tuyệt vọng lấp đầy chỗ trống mà thôi. Dẫu biết vị trí đó còn khuyết ngày nào thì chi phí của công ty bị tốn thêm ngày ấy. Song, chi phí còn tốn nhiều hơn nếu vị trí đó được lấp đầy bởi một người không hề phù hợp với nó. 
 
3. Thực hiện phỏng vấn ngược 
 
Vì mục đích của quá trình này là dùng cho cả hai khía cạnh để có đủ khả năng xác định xem liệu sự hòa hợp rõ ràng có nên được thiết lập hay không mà một kỹ thuật tuyệt vời được áp dụng chính là việc phỏng vấn ngược – đây là một cuộc phỏng vấn được một thành viên của đội ngũ bán hàng thực hiện, người sẽ trở thành bạn của ứng viên nếu ứng viên đó được thuê. Do tính chất quan trọng như vậy mà những cá nhân được lựa chọn tham gia thực hiện bước này phải là những người trung thành với công ty cũng như phải có tầm hiểu biết và gây được ấn tượng yêu thích.
 
Tuy nhiên, không giống những cuộc phỏng vấn truyền thống, “người phỏng vấn” không đưa ra bất kỳ câu hỏi nào về ứng vên (như chúng ta biết thì điều đó dễ gây cho người được phỏng vấn thấy lâm vào tình thế khó khăn nếu bị hỏi những câu hỏi trái khoáy). Do vậy mà chẳng ứng viên nào muốn những người không được đào tạo lại đi đặt câu hỏi cả. Hơn nữa, sự luyện tập “không còn nghi ngờ gì nữa” này có hai mục đích khác nhau. Thứ nhất là để đưa ra cho ứng viên một cơ hội đặt những câu hỏi về người sẽ trở thành bạn của họ nếu họ được thuê. Nhưng bản chất thì thực ra đó chính là cách để có được sự hình dung tốt hơn về cuộc sống công việc hàng ngày sau này của mình. Còn điều thứ hai chính là để xem ứng viên đã chuẩn bị như thế nào cho một cuộc bán hàng thực tế.
 
Còn sau đó, hãy tạo ra một cuộc thẩm định với “người được phỏng vấn ngược” để xem họ đã đặt ra những câu hỏi nào. Và như vậy, bạn có thể xác định được xem liệu ứng viên đó đã biết nắm bắt lợi thế của cơ hội đưa ra chưa? Có biết đưa ra những câu hỏi đã được chuẩn bị và có sự hiểu biết sâu sắc không? Hãy yêu cầu họ viết ra câu trả lời. Nếu họ không làm thì kiểu chuẩn bị của họ dành cho một cuộc bán hàng thực tế sẽ là gì? Và liệu họ thực sự quan tâm tới công việc này như thế nào? 
 
4. Đặt ra một bộ chuẩn về các câu hỏi phỏng vấn 
 
Thường thường, nhiều ứng viên đều được thẩm tra vào cùng một vị trí công việc. Vì thế nên điều này tạo ra nhu cầu có thể cạnh tranh giữa các ứng viên với nhau về mặt tạo hồ sơ tuyển dụng. Để làm được điều này cần có một bộ chuẩn các câu hỏi phỏng vấn cần thiết. Tài liệu đó sẽ được sử dụng trong suốt cuộc phỏng vấn và được xem lại sau khi một ứng viên rời khỏi văn phòng. Những câu hỏi này không được đặt ra dành cho những câu trả lời đúng hay sai, mà chúng được đặt ra để xem liệu quá trình suy nghĩ của ứng viên đó có phù hợp với những yêu cầu của doanh nghiệp cũng như với hồ sơ về người bán hàng lý tưởng của bạn không. 
 
Khi đưa ra bản danh sách các câu hỏi dành cho phỏng vấn thì cách hay nhất là hãy thêm vào những kịch bản ví dụ về bán háng điển hình trong môi trường của bạn. Ví dụ như: “Khách hàng của bạn không chấp nhận mức giá mà bạn đưa ra. Bạn sẽ làm gì?”. Khi ứng viên trả lời được những câu hỏi như vậy, bạn hãy khoanh tròn vào những câu hỏi đó để biết được ứng viên đó làm được gì vì: “Trong tất cả những nghề nghiệp mà bạn có thể lựa chọn, tại sao bạn lại chọn nghề bán hàng?” 
 
Bạn hầu như có thể hình dung được sự khó khăn nhường nào để đưa ra được những câu hỏi thể hiện được sự xác định hài hòa rõ ràng sẽ hiệu quả nếu như bạn không có một hồ sơ thể hiện được sự so sánh trái ngược bởi điều đó sẽ giúp ích cho bạn rất nhiều (thông thường với trường hợp tuyển dụng người bán hàng sẽ có một bộ chuẩn 28 câu hỏi dành để phỏng vấn ứng viên vào lĩnh vực này.) 
 
5. Hãy giả một cuộc bán hàng 
 
Còn cách nào tốt hơn để nhận biết được liệu ai đó có phù hợp với môi trường bán hàng của công ty bạn là thử đặt họ vào đúng vị trí đó không? Mà để làm được điều này hiệu quả, bạn cần tạo ra một kịch bản cho ứng viên và hay nhất là hãy đưa cho họ kịch bản đó trước một ngày để ai cũng có thể có thời gian chuẩn bị. Vì thế, mọi ứng viên đều nên được cung cấp lượng thông tin như nhau về một người bán hàng chính thức trong công ty bạn ra sao trước khi tiến hành một cuộc giả bán hàng. 
 
Còn với những thành viên trong công ty tham gia vào sự luyện tập này thì nên được tập dượt qua một chút. Sở dĩ chỉ là “một chút” thôi vì chắc chắn bạn không muốn mọi chuyện trở nên quá khô khan đến nỗi không còn thật nữa phải không bởi nếu không có bất kỳ sự tập dượt nào thì rất khó có thể diễn theo kịch bản được. 
 
Điều cuối cùng bạn phải làm cho tốt đó chính là một bản tổng sắp tỉ số. Hãy biết rằng điều bạn đang trông thấy chính là để đánh giá cả quá trình và tính điểm một cách phù hợp. Và nếu vậy thì chúng có thể tạo ra được một bản phân tích các nhu cầu một cách thấu đáo không? Chúng có xác định được các thách thức mà hoàn cảnh đó phải đối mặt chưa? Hay bạn có mua được hàng theo kịch bản đó không? 
 
6. Sử dụng kiểm tra đánh giá trực tuyến khôn ngoan 
 
Có vô số công cụ hết sức hữu ich trong quá trình thẩm tra đối với cả về kỹ năng lẫn tính cách cá nhân. Tuy nhiên, chỉ có một số ít, nếu có, là những công ty đánh giá trực tuyến đưa ra các công cụ của mình mà được phép sử dụng để đưa ra quyết định tuyển dụng. Và ứng dụng phù hợp nhất được dùng như một phần dữ liệu bổ sung trong chương trình thẩm tra nhân tài bán hàng. 
 
Linda Moeller, giám đốc sản phẩm của Employee Continuum, từng chứng kiến những công ty sử dụng công cụ tuyệt vời đó một cách thiếu chính xác. Cô cho biết: “Chúng tôi từng chứng kiến nhiều tổ chức thất bại khi lấy ngữ cảnh của một tổ chức để đưa ra quyết định đánh giá về sự thích ứng quan trọng nhất. Ví dụ như nhiều tổ chức đều giả định rằng việc thực hiện một sự đánh giá bán hàng sẽ đảm bảo được họ đã cải thiện được những người thực hiện bán hàng. Điều này hoàn toàn không phải là trường hợp cần thiết. Một ví dụ khác đó là các tính cách cá nhân đòi hỏi một người bán hàng để bán đồ văn phòng phẩm hoàn toàn khác so với những đòi hỏi tương tự ở một người bán háng bán các vật dụng cần thiết cho một phòng khám răng. Và như vậy, để có được thành công, một tổ chức cần phải cân nhắc kiểu quan hệ mà họ có với các khách hàng của mình cũng như năng lực cần thiết để làm cho những mối quan hệ đó ngày càng trở nên bền vững hơn.” 
 
7. Ứng dụng công cụ thẩm tra cơ bản 
 
Viết là cả một nghệ thuật đã bị mất. Tuy nhiên, ngày nay chúng ta hầu hết đều đang sử dụng nghệ thuật đó để truyền thông nhiều hơn so với trước đây – đó chính là viết thư điện tử. Và liệu còn có điều gì tồi tệ hơn nữa khi gửi đi một lá thư điện tử được viết một cách ngớ ngẩn để bàn về một thương vụ? Điều đó hoàn toàn không nằm ở vấn đề sản phẩm hoặc dịch vụ của bạn tốt như thế nào, mà là ở chỗ công ty bạn lúc này trông đang nhếch nhác và không chuyên nghiệp một chút nào. 
 
Một kỹ thuật hiệu quả trong việc thẩm tra nhân tài bán hàng chính là áp dụng việc viết một kế hoạch kinh doanh siêu nhỏ. Khi ứng viên hoàn thành một cách xuất sắc tất cả những bước ở trên trong cả quá trình thì bây giờ là lúc yêu cầu họ đưa ra một bản kế hoạch kinh doanh chỉ được phép trong một trang giấy nhằm cho thấy họ thực sự phù hợp với công việc này tới mức nào. Và hãy nhắc lại cho họ đủ ba lần rằng bạn chỉ xem bản kế hoạch kinh doanh đúng một trang giấy mà thôi và hãy hỏi họ xem khi nào họ có thể gửi cho bạn. Và trong tất cả những kỹ thuật về tuyển dụng người bán hàng được nhiều nơi áp dụng trong nhiều năm qua thì đây chính là một trong những cửa ải khiến phần lớn ứng viên bị đánh bại. 
 
Tuy nhiên, kỹ thuật này cho phép bạn đánh giá được một số khía cạnh quan trọng sau:
 
- Các ứng viên có thể truyền thông dưới dạng viết một cách mạch lạc không? Nếu bạn là một khách hàng nhận được văn bản này thì bạn thấy thông điệp đó thể hiện điều gì về tác giả của nó?
 
- Họ có hiểu được điều vai trò của mình không? Vì khi thành phần này được thực hiện sau cùng trong cả quá trình thì họ cũng nên có được một sự hình dung rõ ràng về công việc và sự trông mong vào mình.
 
- Phương pháp của họ có phù hợp với những mong chờ của ban quản lý không? Đó chính là cách tốt nhất để biết ngay lúc này nếu bạn không cảm thấy hài lòng với bản kế hoạch của họ không.
 
- Họ có thể đạt được thời hạn do chính họ đề ra hay không? Nếu kế hoạch bị trễ thì không cần phải tiếp tục cân nhắc về vai trò của ứng viên đó nữa.
 
- Họ có theo được các định hướng đã đưa ra không? Những định hướng chỉ được trình bày trong một trang giấy thôi, không được nhiều hơn. 
 
Tóm lại, việc có được một chương trình thẩm tra nhân tài bán hàng có rất nhiều lợi ích. Ảnh hưởng rõ rệt lớn nhất là doanh thu bán hàng ngày càng tăng hơn do bạn đã có được một đội ngũ bán hàng hiệu quả cũng như một sự hạn chế việc xoay vòng nhân sự và đó chính là điều không thể thiếu để giúp cho sự tồn tại của bất kỳ công ty nào.
-Sưu tầm-

Bán hàng trong 30s

2014-02-20 16:07
Để thu hút các khách hàng tiềm năng, một trong những điều kiện thiết yếu đó là sự gạn lọc các thông tin thích hợp nhất về hoạt động kinh doanh hay sản phẩm của bạn vào một thông điệp hấp dẫn và nhanh chóng truyền tải tới họ.
 
Cách thức bạn truyền đạt câu chuyện đằng sau các sản phẩm hay dịch vụ của công ty bạn luôn đồng nghĩa với sự khác biệt giữa việc tạo ra một giao dịch bán hàng và đơn thuần những lời giới thiệu suông.
 
Và nếu các đối thủ cạnh tranh có được khả năng này với những cách thức hấp dẫn, cô đọng và rõ ràng hơn, họ sẽ lấy đi của bạn không ít khách hàng tiềm năng đơn giản bởi bạn không thể bắt được sự chú ý của khách hàng này ngay khi họ mới bước chân vào cửa hàng. 
 
Vậy, làm thế nào để xây dựng được những chào hàng chiến lược và hiệu quả cho hoạt động kinh doanh của mình, đảm bảo các khách hàng tiềm năng sẽ ngồi xuống chăm chú lắng nghe bạn?
 
Hãy bình tình, luôn có câu trả lời cho câu hỏi này. Bạn hoàn toàn có thể tự mình xây dựng một bản chào hàng hoàn hảo, và đặc biệt là chỉ mất chưa đầy 30 giây để truyền tải tới các khách hàng. Bí mật ở chỗ: lựa chọn từ ngữ một cách cẩn thận và đúng luận điểm chính.
 
Các nhà nghiên cứu đã chứng minh rằng chúng ta đưa ra những phán quyết cuối cùng về một cá nhân nào đó chỉ trong vòng chưa đầy 2 giây. Giây đầu tiên là lúc những ngôn ngữ cơ thể sẽ phát huy hiệu quả hơn là nội dung, nhưng những gì bạn nói sau đó mới mang yếu tố quyết định. 
 
Trong những năm làm phóng viên phụ trách mảng kinh doanh tại CNN, Carmine Gallo - một chuyên gia đào tạo giao tiếp kinh doanh và đã từng nhận được giải thưởng phóng viên truyền hình Emmy Award - rất ngạc nhiên khi nhận ra rằng có rất ít công ty có thể truyền tải thành công một câu chuyện bán hàng hấp dẫn trong vòng 30 giây. 
 
Tuy nhiên, theo Gallo, có một người đã làm chủ được khả năng này. Đó chính là nhà tỷ phú Donald Trump. Cho dù bạn thích ông hay ghét ông, Donald Trump luôn thể hiện các câu chuện một cách hoàn hảo. Hãy hỏi về bất cứ điều gì trong số các tòa nhà, tài sản hay dự án của Trump, bạn sẽ nhận được một câu trả lời ngắn gọn nhưng hết sức tuyệt vời về điều đó. 
 
Ví dụ, khi được đề nghị miêu tả thành công của chương trình nổi tiếng ‘The Apprentice”, Trump đã từng nói: “Nó là người sống sót, nhưng là người sống sót thực sự. Nó ở trong khu rừng nhiệt đới New York. Mọi người có thể liên tưởng tới New York và đó thực sự là những gì họ mong muốn. Gần đây, chúng tôi là số 1. Và đó là một yếu tố quan trọng, như bạn đã biết, mọi thứ đều nằm trong sự đánh giá của những người từ độ tuổi 18 đến 49”.
 
NHỮNG BƯỚC ĐI ĐẦU TIÊN
 
Quả vậy, Trump đã hơi “bốc” về chương trình và những tài sản của ông – nhưng ông hỗ trợ nó bằng các sự kiện thực tế. Trump khác biệt hoá từng dự án và mọi dự án. Ông khiến chúng ta muốn nghe nhiều hơn.
 
Ngày nay, trên cương vị một nhà đào tạo diễn thuyết kinh doanh, Gallo giúp đỡ rất nhiều khách hàng của ông tìm được tiếng nói của riêng họ. Sau khi làm việc với hàng trăm nhà quản lý kinh doanh và nhân viên bán hàng về các kỹ năng trình bày, giới thiệu của họ, Gallo phát hiện ra rằng cách thức dễ dàng nhất để xây dựng một bản chào hàng hoàn hảo và súc tích đó là đặt ra 4 câu hỏi đơn giản sau:
 
1/ Động cơ kinh doanh, công ty, sản phẩm hay dịch vụ của mình là gì?
2/ Những vấn đề nào mình giải quyết (hay những yêu cầu nào mình đáp ứng)? 
3/ Mình khác biệt như thế nào?
4/ Tại sao mọi người nên quan tâm tới mình? 
 
Việc trả lời cho các câu hỏi trên sẽ giúp bạn có được những bước khởi đầu mạnh mẽ trong khi xây dựng được một định hướng cho phần còn lại của bài trình bày, giới thiệu. Tại một cuộc hội thảo tại Monterey, Mỹ, Gallo đã giúp một nhóm các nhà quản lý kinh doanh xây dựng một bản chào hàng cho công ty của họ, Language Line Services.
 
Sau khoảng 1 giờ thảo luận, Gallo đã có được một thông điệp chào hàng mạnh mẽ trong 30 giây – nhưng chỉ sau khi đã trả lời đầy đủ bốn câu hỏi trên. Hãy bắt đầu với kết quả: 
 
BỐN CÂU HỎI
 
“Language Line Services là nhà cung cấp dịch vụ giải thích và chuyển nghĩa điện thoại lớn nhất thế giới cho những công ty muốn kết nối với các khách hàng không sử dụng tiếng Anh. Cứ 23 giây, có một người nào đó không nói tiếng Anh bước vào nước Mỹ. Khi cá nhân đó gọi điện tới một bệnh viên, một ngân hàng, một công ty bảo hiểm hay cảnh sát 911, sẽ thật tuyệt vời nếu có một nhân viên Language Line ở đầu dây bên kia. Chúng tôi sẽ giúp bạn nói chuyện với các khách hàng khác nhau bằng 150 ngôn ngữ!”. 
 
Lời chào này của Language Line Services được trình bày trong thời gian không quá 30 giây và đưa ra cho các khách hàng tiềm năng một lý do để biết nhiều hơn về công ty. Bạn hãy quan sát xem lời chào hàng này của Language Line Services trả lời tốt 4 câu hỏi cơ bản ra sao: 
 
Câu hỏi 1: Động cơ, công ty, sản phẩm hay dịch vụ của mình là gì? “Language Line Services là nhà cung cấp dịch vụ giải thích và chuyển nghĩa điện thoại lớn nhất thế giới cho những công ty muốn kết nối với các khách hàng không sử dụng tiếng Anh”. Nếu công ty của bạn cung cấp một dịch vụ hơn là một sản phẩm hữu hình, hãy nói như vậy. 
 
Câu hỏi 2: Vấn đề nào mình giải quyết? “Cứ 23 giây, có một ai đó không biết tiếng Anh vào nước Mỹ”. Mọi dịch vụ, sản phẩm, công ty hay động cơ kinh doanh của bạn phải cung cấp một giải pháp hay thoả mãn một nhu cầu chưa được đáp ứng. Ngược lại, bạn sẽ như đi trên một chiếc xe ngựa trong kỷ nguyên xe hơi. 
 
Câu hỏi 3: Mình khác biệt như thế nào? “Khi cá nhân đó gọi điện tới một bệnh viên, một ngân hàng, một công ty bảo hiểm hay cảnh sát 911, sẽ thật tuyệt vời nếu có một nhân viên Language Line ở đầu dây bên kia”. Bằng việc không nói trực tiếp rằng “Chúng tôi là số một trong ngành…”, lờI chào hàng của Language Line Services đảm bảo một sự tiếp cận mềm dẻo hơn nhưng vẫn để các khách hàng tiềm năng biết được họ là số 1 trong lĩnh vực cung cấp dịch vụ qua điện thoại. Lợi thế chính là ở chỗ bạn không người chỉ làm những gì cần làm. Hãy trở nên khác biệt. 
 
Câu hỏi 4: Tại sao mọi người nên quan tâm tới mình? “Chúng tôi sẽ giúp bạn nói chuyện với các khách hàng khác nhau bằng 150 ngôn ngữ!”. Thật tuyệt vời! Giờ đây chắc hẳn mọi người muốn nghe nữa. Nếu bạn không thể cho các khách hàng thấy sản phẩm/dịch vụ của bạn sẽ cải thiện tình hình tài chính hay cuộc sống của họ ra sao, họ sẽ nhanh chóng quên bạn. 
 
Cuối cùng, không quá khó khăn để xây dựng một chào hàng hấp dẫn và ngắn gọn chưa đầy 30 giây. Hãy trả lời 4 câu hỏi trên và bạn sẽ trở nên nổi bật. Những khách hàng của bạn chỉ mong muốn được biết, theo một cách thức rõ ràng và súc tích, về những gì bạn làm, những vấn đề nào bạn giải quyết, bạn khác biệt như thế nào và tại sao họ nên quan tâm tới bạn hay tới thông điệp của bạn. 
 
Thay vì huy động cả tập thể của bạn tạm dừng các công việc để cùng bàn thảocho việc xây dựng bản chào hàng, bạn chỉ cần dành ra chưa đầy nửa giờ trả lời 4 câu hỏi trên. Một khi bạn có được một bản chào hàng thuyết phục chưa đầy 30 giây, hãy gửi nó tới tất cả mọi người trong công ty, đưa nó lên trang web hay bổ sung vào các tài liệu tiếp thị. Nó sẽ mang lại cho bạn nhiều thành công hơn những gì bạn có thể hình dung.
-Sưu tầm-

Ứng sử khách hàng khó tính

2014-01-25 16:01
Khi nói đến dịch vụ khách hàng trong kinh doanh, người ta hiểu đó là việc bạn thường xuyên phải tiếp xúc, phục vụ nhiều loại khách hàng khác nhau, bao gồm cả việc phải đối mặt với những khách hàng khó tính, khó nết, hay cáu kỉnh, giận dữ và thậm chí là thô lỗ. Khả năng giao tiếp xuất sắc cũng như cách giải quyết vấn đề ổn thỏa, hiệu quả của bạn trong cách hành xử với những khách hàng loại này sẽ quyết định đến sự thành công hay thất bại của công ty. Dưới đây là Quy trình 5 bước giúp bạn đối phó với những khách hàng khó tính nhất. 
 
Phần lớn các bộ phận dịch vụ khách hàng tại các công ty đều phải đương đầu với những tình huống khách hàng tỏ ra cáu kỉnh, bực tức. Những tình huống này có thể bao gồm:
  • Một khách hàng tỏ ra tức giận về chất lượng hay việc giao nhận sản phẩm/dịch vụ.
  • Một sản phẩm được gửi trả lại hay một tuyên bố chấm dứt sử dụng dịch vụ.
  • Những thông tin không chính xác được chuyển tới cho khách hàng.
  • Một khách hàng có thái độ tiêu cực với công ty bạn bởi những trải nghiệm của họ trong quá khứ.
  • Xung đột hay sự đối chất gay gắt.
  • Những khách hàng cáu giận.
  • Giải thích về một thủ tục hay chính sách của công ty.
  • Ngăn chặn một yêu cầu được nói chuyện trực tiếp với nhà quản lý từ phía khách hàng.
Mục tiêu cuối cùng trong những tình huống khó khăn này là nhằm đưa ra một giải pháp hiệu quả nhất. Chúng ta đều muốn khách hàng rời khỏi công ty với cảm giác họ đã được lắng nghe, được chăm sóc và được đánh giá cao. Những suy nghĩ và nhìn nhận hướng tới khách hàng sẽ có tác động khá lớn đến việc đạt được các mục tiêu này. Cùng với trọng tâm hướng đến khách hàng, có một công cụ vô giá giúp bạn đương đầu với những tình huống khó khăn trong dịch vụ khách hàng một cách hiệu quả nhất, đó là Quy trình 5 bước (Five-Step Process):
 
Quy trình 5 bước:
 
Bạn đã từng bao giờ là một khách hàng cáu kỉnh, gọi điện cho nhà cung cấp sản phẩm hay dịch vụ của bạn để thông báo một vấn đề nghiêm trọng? Nếu bạn nhận được một câu trả lời thoã mãn cùng một cảm giác mình đã được lắng nghe, được chăm sóc chu đáo, và được đánh giá đúng trong suốt thời gian giao dịch, liệu bạn có quan tâm đến việc sẽ tiếp tục mua sắm sản phẩm dịch vụ của nhà cung cấp đó trong tương lai không? Chắc chắn là có. Quy trình 5 bước sẽ giúp chúng ta tạo ra cho các khách hàng một cảm giác thoải mái như vậy. Ngoại trừ việc hướng đến một giải pháp hiệu quả nhất, mục tiêu của Quy trình 5 bước là để lại trong khách hàng một cảm giác được lắng nghe, được chăm sóc tốt và được đánh giá cao. Dưới đây là những bước cụ thể của Quy trình 5 bước.
 
Bước 1 – Hoạch định chiến lược
 
Bạn sẽ hoạch định một chiến lược như thế nào?
 
· Xây dựng và phát triển một mục tiêu cho hoạt động giao tiếp trong công ty. Bạn muốn những kết quả sau cùng như thế nào? (giữ chân các khách hàng, giải quyết một vấn đề nào,…).
 
· Nhận ra những giới hạn và khả năng của bạn: Bạn có thể làm được hay cung cấp những gì cho các khách hàng của bạn? Bạn không thể làm được những gì cho khách hàng bởi chính sách, quy định của công ty hay các lý do kinh doanh khác?
 
· Chuẩn bị sẵn sàng bằng việc nhận ra những vấn đề chung và các giải pháp thành công.
 
Chiến lược dịch vụ khách hàng của bạn nên hướng tới một giải pháp có thể giúp ích hiệu quả nhất cho cả công ty bạn và khách hàng. Nếu bạn thành công, bạn sẽ níu giữ được khách hàng, vượt mọi mong đợi của khách hàng, và đưa ra cho khách hàng một cảm giác thoả mãn để họ sẽ tiếp tục gắn kết với công ty bạn trong tương lai.
 
Bưới 2 – Thể hiện sự cảm kích
 
Thể hiện sự cảm kích luôn vô cùng quan trọng nhằm xử lý êm đẹp các tình huống khó khăn trong dịch vụ khách hàng. Bạn hãy sử dụng các câu giao tiếp kiểu như “Tôi hiểu quý vị cảm nhận như thế nào”, “Tôi hiểu”, “Tôi xin lỗi”, “Tôi rất lấy làm tiếc”, “Tôi có thể hiểu cách mà quý vị cảm nhận” để các khách hàng cảm thấy họ được lắng nghe và chúng ta đang tôn trọng họ. Thật hữu ích nếu chúng ta chủ động tiến lên bằng việc giúp đỡ khách hàng giải toả sự cáu giận và đặt bản thân chúng ta vào cương vị của khách hàng.
 
Bước 3 – Làm rõ vấn đề
 
Đôi khi chúng ta mắc sai lầm trong việc giải quyết các khó khăn vướng mắc phát sinh bởi vì chúng ta dựa trên những gì bản thân suy nghĩ và nhận xét lời nói của khách hàng. Bước thứ ba này của Quy trình 5 bước sẽ cho phép chúng ta làm rõ các thông tin, qua đó hiểu được những mối quan tâm thực sự của khách hàng. Bạn có thể làm rõ vấn đề theo một số cách thức như:
  • “Những gì tôi nghe và hiểu được từ phía anh là … không biết có đúng vậy không?”
  • “Anh có thể nói thêm cho tôi về việc …..?”
  • Tôi có thể giúp anh như thế nào….?”
  •  
  • · “Anh mong đợi mọi chuyện sẽ như thế nào…?”.
 
Việc làm rõ vấn đề sẽ đưa chúng ta tới một giải pháp thích hợp theo một cách thức hiệu quả hơn.
 
Bước 4 – Đưa ra một cách thức giải quyết vấn đề
 
Bước thứ tư là đưa ra một giải pháp. Việc đưa ra cũng như giới thiệu một giải pháp không phải là một thách thức khó khăn nếu bạn thực hiện chuẩn xác cả ba bước trên. Khi chúng ta đưa ra một giải pháp, chúng ta mong muốn giải thích một cách cụ thể chúng ta sẽ làm những gì cho khách hàng. Chúng ta cũng có thể đưa ra một số giải pháp khác nhau cho khách hàng lựa chọn. Chú ý rằng: Như những gì đã thảo luận tại Bước 1: Hoạch định chiến lược, điều quan trọng là bạn cần hiểu rõ những giới hạn cũng như khả năng của bạn - bạn có thể làm được những gì và không thể làm được những gì cho các khách hàng.
 
Bước 5 – Kiểm tra
 
Việc kiểm tra chính là cơ hội của chúng ta nhằm đảm bảo rằng khách hàng đã hoàn toàn thoả mãn và cảm thấy vui vẻ với giải pháp đã được đưa ra.
 
Bạn có thể kiểm tra lại theo một số cách thức như:
  • “Việc đó nghe như thế nào?”
  • “Anh nghĩ gì về việc này?”
  • “Anh có đồng ý với tôi?”
  • "Việc đó có ý nghĩa với anh không?”
  • “Việc đó có đúng với những gì anh yêu cầu không?”
  • “Việc đó có khiến anh cảm thấy thoải mái không?”
Ứng dụng Quy trình 5 bước
 
Ví dụ dưới đây sẽ minh họa cho phương pháp hướng tới khách hàng thông qua Quy trình 5 bước. 

Bước 1 - Hoạch định chiến lược: Chiến lược của chúng ta là nhằm giữ chân các khách hàng bất cứ lúc nào có thể. Chúng ta muốn đưa ra cho khách hàng những cảm giác thoải mái nhất trong khi vẫn cân bằng giữa lợi ích kinh doanh và nhu cầu của khách hàng. Không ai muốn đánh mất các khách hàng hiện đang có cả.
 
Tình huống được đưa ra là một khách hàng gọi điện than phiền về chất lượng sản phẩm mà anh ta mới mua cách đó không lâu:
 
- Bước 2 - Thể hiện sự cảm kích: “Tôi xin lỗi về việc sản phẩm đã không có được chất lượng nhưng anh mong đợi. Tôi hiểu sự thất vọng của anh. Tôi hoàn toàn có thể giúp anh” .
 
- Bước 3 - Làm rõ vấn đề: “Để chúng tôi có thể cải thiện chất lượng sản phẩm – và giúp tôi có thể phục vụ anh tốt hơn, liêu tôi có thể hỏi anh rằng bộ phận cụ thể nào có chất lượng tồi được không?”.
 
- Bước 4 – Đưa ra một giải pháp: “Chúng tôi sẽ rất sẵn lòng đổi cho anh một sản phẩm tương tự khác với chất lượng tốt hơn”.
 
- Bước 5 - Kiểm tra lại: “Anh có bằng lòng với giải pháp đó không?”
 
Tuỳ thuộc vào các phản ứng từ phía khách hàng, chúng ta có thể phải thực sự lặp đi lặp lại nhiều lần cả 5 bước trên theo tuần tự từng bước một trong quá trình giao tiếp với một khách hàng. Bằng việc giảm bớt sự xung đột và cởi mở trong đối thoại với khách hàng, quy trình 5 bước sẽ giúp bạn tránh khỏi rơi vào những cuộc cãi vã không hiệu quả. Nó cũng sẽ trợ giúp bạn rất nhiều trong việc tạo ra cho khách hàng những cảm giác và trải nghiệm thoải mái nhất khi giao dịch mua bán với công ty bạn.
-Sưu tầm-

Yếu tố trong phân phối bán hàng

2014-01-21 15:56
“Một lần nữa các anh lại không hoàn thành kế hoạch ... Giải tán, rặt một lũ lười biếng!”. Trong quá trình kinh doanh, chắc hẳn không ít người ở vị trí lãnh đạo đã từng có ý nghĩ này Chúng ta cùng suy ngẫm lại để xem, liệu có phải tất cả nhân viện đều có lỗi khi công ty không đạt hiệu quả trong bán hàng? Thực tế đã cho thấy rằng, mọi việc hoàn toàn không phải như vậy. Có thể khẳng định rằng, phần lỗi của bộ phận bán hàng trong việc tiêu thụ sản phẩm thực sự ít hơn nhiều so với mức người ta thường đổ vấy cho nó. Công việc bán hàng đó chỉ là tấm gương phản ánh tình trạng công việc chung của của tổ chức. Hãy thử ngẫm lại lời người xưa: "Đừng trách người trong gương ..." Vậy tại sao chúng ta lại trách cứ, nếu ...
 
Trong một số trường hợp, vấn đề của công ty được gọi đích danh là điểm yếu của bộ phận bán hàng. Một số người sẽ tiến hành phân tích ngay "hệ quy chiếu" của chiến lược "tổ hợp marketing" (marketing mix) nổi tiếng.
 
Chiến lược marketing - mix cổ điển "4P" lúc này sẽ được chuyển sang "6P": Product (Sản phẩm), Place (Phân phối), Price (Giá), Promotion (Chiêu thị), People (Con người) và Processes (Quy trình).
 
Trong phần này, chúng ta sẽ xem xét yếu tố Phân phối ( Place) – yếu tố có liên hệ mật thiết với công việc của bộ phận bán hàng. Xét từ khía cạnh này, các đặc tính riêng của nó phụ thuộc hoàn toàn vào chiến lược kinh doanh của công ty, nhưng từ khía cạnh khác thì nó lại ảnh hưởng trực tiếp đến sự hình thành và phát triển của của chiến lược. 
 
Phân phối (Place) 
 
Yếu tố này phản ánh hiệu quả trực tiếp các hoạt động của bộ phận bán hàng, mà công việc chủ yếu của họ là cung cấp sản phẩm cho khách hàng muốn mua đúng thời hạn và số lượng yêu cầu. Chúng ta sẽ nghiên cứu các yếu tố chính ảnh hưởng đến hiệu quả hoạt động bộ phận bán hàng dưới cách nhìn của "hệ quy chiếu” tổ hợp marketing. 
 
Kênh phân phối
 
Việc xác định chính các xác kênh phân phối và quan hệ giữa chúng là một phần chiến lược kinh doanh của công ty và thuộc trách nhiệm của lãnh đạo bộ phận bán hàng. Khái niệm kênh phân phối được hiểu là một tập hợp các phần tử của chuỗi luân chuyển hàng hóa, được nối với nhau bằng các dấu hiệu chung và đảm bảo việc ung ứng hàng hóa cho một phân khúc thị trường nhất định. Có một số kênh phân phối như: mạng lưới bán lẻ, điểm bán hàng ngoài chợ, mua sắm trực tuyến, dịch vụ cung cấp hàng hóa tận nhà, v.v.
 
Cần phân biệt bán hàng trực tiếp và bán hàng gián tiếp. Bán hàng trực tiếp là việc bán hàng trực tiếp cho người tiêu dùng cuối cùng (ví dụ, hình thức giao hàng tận nơi hoặc MLM (marketing đa cấp - hình thức tiếp thị theo mạng lưới mà đại diện là kiểu kinh doanh của một số công ty như Herbalife,Avon, Faberlic, Oriflame, v.v), hoặc hình thức cửa hàng bán lẻ (mạng lưới kinh doanh bán lẻ). Còn bán hàng gián tiếp (thông qua nhiều cấp độ) yêu cầu có sự có mặt của các nhà phân phối trung gian, số lượng cấp độ được xác định bởi chiến lược kinh doanh trên cơ sở của quan niệm tiếp thị. Hầu hết các công ty hoạt động trong lĩnh vực hàng tiêu dùng (FMCG) chọn sơ đồ bán hàng gián tiếp trải rộng từ phân phối độc quyền đến phân phối mở rộng.
 
Phân phối độc quyền chỉ sử dụng một đối tác trong một khu vực cụ thể và trong một thời gian nhất định. Hình thức hợp tác này hay được sử dụng trong ngành buôn bán xe hơi hoặc hàng hàng hóa chất lượng cao, chẳng hạn như là mỹ phẩm cao cấp, nước hoa, quần áo và rượu đắt tiền, v.v... Tuy nhiên sự phân phối độc quyền vẫn thấy có mặt trên thị trường hàng tiêu dùng. 
 
Không ít trường hợp, các đối tác kiểu này bị hạn chế quyền bán các hàng hóa của các nhà sản xuất khác tuy không phải là hàng hóa cạnh tranh.Đôi khi, hình thức phân phối độc quyền được sử dụng để đưa hàng hóa vào một thị trường cụ thể. 
 
Ví dụ, ở Nga, hãng sản xuất thuốc lá British American Tobacco (BAT) tấn công vào phân khúc thị trường Ho-Re-Ca (Hotel–Restaurant–Café) bằng các hợp đồng độc quyền với các công ty lớn hoạt động trong lĩnh vực khách sạn, nhà hàng, cá phê như Elki-Palki, Rostik Group hay Vogue Café và điều đó cho phép công ty này thâm nhập thành công vào thị trường mà trước đó Philip Morris thống lĩnh. 
 
Những vấn đề mà bộ phận bán hàng có thể gặp phải khi lựa chọn hình thức phân phối này gắn liền với nguồn lực hạn hẹp (trước hết là nguồn tài chính) của tổ chức trung gian. Thường thì năng lực của nhà phân phối (ví dụ như tình trạng hậu cần, sự chiếm lĩnh thị trường, nơi đặt ra điều kiện kinh doanh, sự tác động đến người tiêu dùng cuối cùng, các điểm bán lẻ, chất lượng và số lượng đại diện bán hàng cũng như chiến lược lựa chọn) được đánh giá quá cao, điều này dẫn đến việc giảm bớt sự hiện diện của hàng hóa trong cửa hàng về số lượng và chất lượng hoặc gián đoạn cung ứng, mặt khác, dẫn đến khả năng “ngâm vốn” do khách hàng nợ (không đơn giản để có thể có được doanh số từ một khách hàng duy nhất – cá nhân/đơn vị có khả năng đảm bảo trọn vẹn việc lưu thông hàng hóa và sự hiện diện thực sự của hàng hóa trên thị trường). 
 
Với mục đích giảm thiểu chi phí, một công ty sản xuất qui mô lớn đã lựa chọn một tổ chức phân phối hàng hóa trung gian và cho phép nó được độc quyền phổ biến thương hiệu kem đánh răng nổi tiếng. 
 
Mặc dù có sự hỗ trợ quảng cáo liên tục từ nhà sản xuất, với sự thành lập “các bộ phận chuyên biệt” cũng như có sự giúp đỡ tích cực của bộ phận bán hàng nhưng sự hiện diện của hàng hóa tại quầy bắt đầu giảm một cách liên tục, chất lượng của sản phẩm và dịch vụ tại nơi bán hàng bị giảm xuống, và thế là xuất hiện vấn đề với công tác hậu cần, còn các khoản tiền nợ do khách hàng “ngâm” thì lại tăng lên. Chiến lược sử dụng một nhà phân phối duy nhất để lấp đầy thị trường bán lẻ trong một quốc gia rộng lớn bằng sản phẩm có tính chu chuyển nhanh sức tiêu thụ lớn đã tỏ ra không hiệu quả và chứng tỏ công ty không có tầm nhìn dài hạn. Kết quả là công ty sản xuất đã mất vị trí dẫn đầu trên thị trường và sau đó bị buộc phải từ bỏ ý tưởng phân phối độc quyền, chuyển sang sử dụng hệ thống phân phối mở rộng có nhiều đơn vị tham gia.
 
Thông thường, có một nhóm quản lý đặc biệt được thành lập trong cơ cấu của công ty phân phối độc quyền nhằm tập trung nỗ lực để bán một một sản phẩm cụ thể nào đó (nhóm đó được gọi là nhóm "độc lập" hoặc nhóm "độc quyền" hoặc một bộ phận chức năng chuyên biệt). Dù có các ưu thế rõ nét (như là tiết kiệm chi phí, dễ điều hành, quan hệ chặt chẽ với nhà phân phối), cách làm việc này vẫn ẩn chứa trong mình một mối đe doạ tiềm tàng, trước nhất là liên quan đến rủi ro tài chính và rủi ro chiến lược (sự phụ thuộc công việc kinh doanh vào một đối tác, đối tác này lại ảnh hưởng đến sự hiện diện của hàng hoá và theo đó là vị thế của công ty trên thị trường, làm hạn chế đòn bẩy phát triển kinh doanh v.v…). 
 
Phân phối có lựa chọn được hiểu là sự lựa chọn một số cá nhân/đơn vị trung gian nhất định và/hoặc các cửa hàng bán lẻ với sự kết hợp tối đa của quan niệm tiếp thị sản phẩm hay dịch vụ. 
 
Khi xâm nhập thị trường LB Nga, nhãn hiệu Vichy đã được triển khai thực hiện chỉ bằng một cách duy nhất là thông qua các hiệu thuốc tây vốn không phải là kênh truyền thống để bán các sản phẩm hóa mỹ phẩm. Quan niệm về sản phẩm, vị thế cao cấp của nó, các tài liệu thông tin quảng cáo kèm theo … như là những yếu tố cần và đủ phù hợp với kiểu phân phối này. Việc lựa chọn các điểm bán lẻ trên thị trường dược phẩm theo nội dung của kênh phân phối này cho phép tạo ra hình ảnh của một sản phẩm có chất lượng, vừa có tác dụng chữa bệnh, vừa có tác dụng trang điểm và hiển nhiên chiếm vị trí dẫn đầu trong phân khúc của mình.
 
Phân phối mở rộng – hình thức sử dụng một số lượng lớn các nhà phân phối trung gian cũng thể hiện một số nhược điểm do cạnh tranh khốc liệt. Và nếu như có sự thiên vị, ưu tiên riêng cho một nhóm nhà phân phối nào đó, xung đột sẽ xảy ra là điều tất yếu. 
 
Một điểm quan trọng khác nữa là sự phù hợp của kênh phân phối chọn với quan điểm tiếp thị sản phẩm.
 
Kem OLAY (P&G) là sản phẩm khá đắt tiền, ban đầu thuộc nhóm hàng hóa có nhu cầu rộng rãi, đã được công ty định vị lại như là hàng hóa cao cấp bằng bao bì phù hợp với chiến lược giá cao cùng chiến dịch quảng cáo rầm rộ. Theo cách làm này, trong vài tháng đầu tiên, sản phẩm được đưa ra thị trường bằng hình thức độc quyền thông qua một mạng lưới buôn bán hóa mỹ phẩm nổi tiếng. Tại cửa hàng, công ty cho bố trí thiết bị kỹ thuật cao để truy cập thông tin chuyên ngành, có nhân viên tư vấn làm việc thường xuyên v.v... Điều này đã tạo ra hình ảnh về một loại sản phẩm sang trọng để sau đó có thể đưa vào trong kênh phân phối qui mô lớn. Sự thành công của giải pháp P&G trở nên rõ ràng hơn nếu như nhớ rằng, một vài năm trước đây, công ty này đã từng thực hiện một cuộc thử nghiệm không mấy thành công nhằm đưa sản phẩm này ra thị trường. 
 
Nguyên nhân thất bại trong kinh doanh thường là do có sự không phù hợp ctrong việc lựa chọn kênh bán hàng với quan niệm tiếp thị sản phẩm, sự lựa chọn kênh không chính xác hoặc là sự kết hợp của các điều kiện này. 
 
Một vài năm trước, một công ty lớn tung ra thị trường một loại mỹ phẩm trang điểm bằng cách sử dụng kênh phân phối qui mô lớn, nghĩa là, cung ứng cho một mạng lưới rộng khắp cửa hàng bán lẻ. Tuy nhiên, công việc kinh doanh mỹ phẩm trang điểm đòi hỏi phải tuân thủ mô hình giá cả được xác định, đảm bảo cung cấp cho cửa hàng các trang thiết bị cần thiết và một số phương pháp tiếp cận khác để bán hàng. Việc sử dụng phương pháp phân phối qui mô lớn để bán hàng theo cách này đã tỏ ra không hiệu quả. Dự án đã thất bại do có sự không phù hợp giữa sản phẩm và kênh phân phối. Sau đó, công ty này đã từ bỏ hình thức phân phối qui mô lớn và tìm tới sự giúp đỡ của nhà phân phối độc quyền. 
 
Hoạt động của hệ thống bán hàng đa cấp với các kênh bán hàng khác thường gắn liền với sự phức tạp. Hệ thống kiểu này đòi hỏi một cách chi tiết các điều kiện hoạt động kinh doanh đối với mỗi kênh bán hàng và một sự hiểu biết rõ ràng chiến lược kinh doanh. Sai lầm có thể dẫn đến việc nảy sinh sự cạnh tranh khốc liệt giữa các nhà phân phối (ví dụ như trên toàn quốc và trong từng khu vực) hoặc giữa nhà phân phối trung gian và nhà sản xuất sản phẩm, hơn nữa, nhà sản xuất không phải lúc nào cũng là kẻ thắng cuộc… nếu nói một cách trung thực về thành công trong cuộc chiến giá cả, thì rõ ràng là không có người chiến thắng. 
 
Cần bao nhiêu nhà phân phối để công việc có hiệu quả? Trong năm 2005, Japan Tobacco International đã cắt giảm số lượng các đại lý từ 80 xuống còn11; British American Tobacco hợp tác với một số nhà phân phối chuyên về bán hàng trực tiếp. Volkswagen lên kế hoạch mở rộng mạng lưới đại lý ở LB Nga từ 45 đến 110 điểm, Audi làm việc với khoảng 30 đại lý trung tâm, nhưng Toyota thích có ít nhất là hai đại lý ở mỗi khu vực với niềm tin rằng điều này cho phép nó duy trì được sự độc lập đối với các đối tác kinh doanh. 
 
Việc điều tiết số lượng khách hàng trực tiếp thường dẫn đến mâu thuẫn với nhà phân phối. Bộ phận bán hàng cần thực hiện quy trình đã được duyệt một cách cẩn thận nhất. Không có kiến nghị chung nào về số lượng tối ưu các nhà phân phối cũng như số lượng cấp trong hệ thống bán hàng phức tạp. Có lẽ là số lượng cần được giảm thiểu tối đa để đạt được độ phủ lớn nhất về số lượng và chất lượng của các điểm bán lẻ trong một khu vực, hoặc là phục vụ khách hàng một cách chất lượng và cạnh tranh nhất (trong trường hợp cung cấp dịch vụ). Lúc này việc xác định sự lựa chọn của loại hình phân phối chỉ ra loại hình sản phẩm (dịch vụ), tính chất của nó, quan điểm tiếp thị, cũng như tình hình thị trường hiện tại và tình hình cạnh tranh. 
 
Chiến lược kinh doanh là một phần kế hoạch phát triển tổng thể của công ty. Đối với các tổ chức làm việc trong ngành FMCG, sự chuyển đổi sang mạng lưới bán lẻ trực tiếp trong thời gian gần đây trở thành bắt buộc trong cuộc chiến cạnh tranh giành giật thị trường. Đồng thời sự phát triển của mạng lưới cửa hàng cũng trở thành nguy cơ của chính sự tồn tại phương thức bán lẻ truyền thống. 
 
Không phải ngẫu nhiên mà tỷ trọng cửa hàng kiểu truyền thống từ năm 2003 đến năm 2004 giảm từ 75% xuống còn 67%, trong khi tỷ lệ phần trăm các điểm bán hàng hiện đại (modern trade) tăng từ 8% năm 2003 lên 23,8% vào năm 2005. Theo dự báo, tỷ trọng của cửa hàng hiện đại vào năm 2010 là khoảng từ 44 đến 61%. 
 
Rõ ràng, tính chất và tham số các nhà phân phối sẽ thay đổi dưới sự ảnh hưởng của các yếu tố này. 
 
Sự lựa chọn các nhà phân phối 
 
Sau khi đã xác định chiến lược kinh doanh và kênh bán hàng, bây giờ chúng ta cần phải lựa chọn đối tác. Ở giai đoạn này cũng có thể sẽ xuất hiện những khó khăn dẫn đến thất bại. Sự lựa chọn sai nhà phân phối trung gian, mặc dù chỉ do một trong những tiêu chí liệt kê dưới đây, cũng đem lại sự thiệt hại cho vị thế thị trường không phải chỉ của một công ty.
 
Trong việc tìm kiếm nhà phân phối, cần phải dựa vào các tiêu chí sau đây:
 
1. Năng lực: khối lượng bán hàng và nhịp độ tăng trưởng, tỷ trọng và thị phần (số lượng người mua, cơ cấu của họ, tỷ lệ của mức bán buôn và bán lẻ), thị phần của các nhóm khách hàng mục tiêu (nhà sản xuất quan tâm), thực trạng cơ cấu bán hàng (số lượng các đại diện bán hàng, bao gồm cả những người bán hàng theo giá niêm yết, hiệu quả của họ), sự xâm nhập vào thị trường khu vực (số lượng các chi nhánh, vị trí của họ, thị phần của những khách hàng chủ yếu tại thị trường địa phương), v.v.
 
2. Chỉ số về công tác hậu cần: Diện tích và tình trạng của nhà kho, bao gồm cả tại các địa phương, thể tích chứa hàng, đặc điểm về giao thông vận tải, chu kỳ cung ứng, chỉ số hàng lưu kho bị hỏng. Thông số này ngày càng trở nên quan trọng hơn trong tình huống khi tình hình thị trường thay đổi các nhà phân phối bắt đầu định vị lại mình giống như nhà cung ứng hậu cần, mặc dù trong thực tế chức năng của họ rộng lớn hơn nhiều.
 
3. Thực trạng các chỉ số tài chính: giá trị và biến động công nợ, độ quay vòng dữ trữ kho; khả năng thanh toán; nhu cầu vốn lưu động; điều khoản đối với người mua.
 
4. Hình ảnh. Chỉ tiêu quan trọng này thường bị bỏ qua, mặc dù hình ảnh của nhà trung gian là một phần thương hiệu bán hàng của họ. Trong ví dụ đã nói ở phần trên, người ta sử dụng mạng lưới bán lẻ mỹ phẩm là kênh phân phối sản phẩm xem OLAY như là một sản phẩm cao cấp. Hãy thử hình dung nếu như những hộp kem này được bán ngoài chợ bên cạnh bột giặt và dầu gội đầu? Thực sự là điều không tưởng nếu trên thực tế đã xảy ra như vậy (với các hàng hóa khác, cũng đúng như vậy)! 
 
Vấn đề về sự phù hợp của việc giới thiệu hình ảnh, danh tiếng của nhà sản xuất và nhà phân phối trung gian rất quan trọng để thực hiện kế hoạch bán hàng. Công việc lựa chọn nhà phân phối trung gian là một yếu tố cốt lõi của các chính sách tiếp thị.
 
Trong những năm 90 của thế kỷ XX, nhà máy sản xuất xe tải KAMAZ cung cấp cho đại lý tại Ba Lan một lô sản phẩm. Đại lý Ba Lan ngay lập tức bán lại cho Hàn Quốc với giá gấp hai lần giá mua. Người Hàn Quốc chỉ sau một vài chỉnh trang nhỏ là bán ngay cho Mỹ Latinh theo giá hơn gấp rưỡi giá mua từ Ba Lan. Kết quả là, chỉ vì KAMAZ lựa chọn nhà phân phối trung gian sai mà không đạt được ít nhất là ba phần tư của lợi nhuận của mình. 
 
Cơ sở dữ liệu khách hàng
 
Tập hợp các vấn đề có thể phát sinh do lỗi bộ phận bán hàng không bị giới hạn bởi sự lựa chọn kênh tiêu thụ và các nhà phân phối cụ thể. Một vấn đề không kém phần quan trọng đó là sự hiện diện của cơ sở dữ liệu khách hàng chung của công ty và nhà phân phối trung gian.
 
Bạn có biết mình đang thực sự làm việc với ai? Vấn đề này không đơn giản như vậy. Sự hợp tác thành công bắt đầu từ việc tạo ra một cơ sở dữ liệu chung. Những vấn đề thường xuyên gặp phải trong giai đoạn này liên quan đến các yếu tố sau:
 
1. Công ty hoàn toàn dựa vào các nhà phân phối để sử dụng cơ sở dữ liệu khách hàng của họ, khi đó nhà sản xuất không quan tâm đến đến việc phân phối sản phẩm, họ chỉ quan tâm đến việc hoàn thành kế hoạch bán hàng và đạt được tốc độ tăng trưởng. Công ty kiểu này hoạt động gần như bị mù, và sự phức tạp của bán hàng không chờ đợi ai. Không có cơ sở dữ liệu là khởi nguồn của các vấn đề không thể tránh khỏi.
 
2. Cơ sở dữ liệu đang có nằm trong khuôn khổ các khách hàng mua sản phẩm trực tiếp. Đây chỉ mới là khởi đầu của chuỗi lưu thông hàng hóa! Khi không biết đường đi tiếp theo của hàng hoá, khi không kiểm tra, kiểm soát được (dù chỉ là theo dõi) chúng, công ty sẽ không ở trong tình trạng đảm bảo được khả năng cạnh tranh cho tất cả các nhánh của chuỗi. Đối với công ty hoạt động, ví dụ là trong thị trường hàng tiêu dùng, thì thông tin về các địa điểm bán lẻ hàng hóa, quan trọng hơn so với dữ liệu về các nhà phân phối trực tiếp.
 
3. Giới hạn thông tin về khách hàng. Thường là các thông tin đưa vào cơ sở khách hàng công ty, nằm trong giới hạn các thông tin chính thức (địa chỉ, số điện thoại, họ tên các đại diện bán hàng, tổng khối lượng bán hàng, trong trường hợp tốt nhất là có được thêm biến động bán hàng trong năm, mô tả về hoạt động chung). Giá trị thực tế của nguồn thông tin này là ít nhất, cơ sở dữ liệu cần có thông tin nhiều nhất về đối tác (xem phần trên).
 
4. Cơ sở dữ liệu của công ty bị chia cắt giữa các nhân viên bán hàng; mỗi người trong số họ có "khách hàng của mình". Mặc dù có mối nguy hiểm thấy rõ về việc mất khách hàng khi nhân viên bỏ việc (điều này xảy ra thường xuyên và sát sườn!), người phụ trách phòng dịch vụ bán hàng vẫn tiếp tục phạm phải sai lầm này.
 
5. Thiếu sự hoạt động cặp nhật thông tin định kỳ vào cơ sở dữ liệu. Không ít công ty vẫn xử lý thông tin từ kết quả kiểm toán thực hiện trước đây ba bốn năm, mặc dù tình hình trên thị trường đã thay đổi từ lâu. Như đã biết là tỷ trọng các cửa hàng bán lẻ dạng thương mại hiện đại đã tăng từ 8% năm 2003 lên 23,8% vào năm 2005. Cơ sở dữ liệu từ ba năm trước, không phản ánh tình hình thực tế sự việc, sử dụng chúng hoặc, tồi tệ hơn là, dựa vào đó để thiết lập chiến lược kinh doanh làm liên tưởng tới việc vừa lái xe hơi tốc độ cao vừa nhìn vào gương chiếu hậu.
 
Trong phần này, chúng ta đã xem xét các vấn đề chính của việc xây dựng mạng lưới lưu thông tiêu thụ như là một công cụ cần thiết để dịch chuyển hàng hóa sang phân phối qui mô lớn. Tuy nhiên việc xây dựng các kênh bán hàng, sự lựa chọn các đối tác và xây dựng một hệ thống phân phối chỉ là một phần nhỏ của chiến lược kinh doanh, những yếu tố quan trọng khác nữa là việc nghiên cứu và đáp ứng với môi trường kinh doanh.
-Long Anh Vịnh sưu tầm-

Xây dựng quan hệ với giới truyền thông - Quan hệ công chúng

2013-11-14 11:00

Xây dựng quan hệ với giới truyền thông

Hầu hết các ông chủ đều đồng ý rằng tiếp thị hình ảnh công ty là một ý tưởng thông minh. Tuy nhiên, lại có rất ít người hiểu và tận dụng một công cụ hữu hiệu lại tốn ít tiền đó là giới truyền thông.

Giới truyền thông cần những nguồn thông tin để có thể làm việc. Để trở thành một chuyên gia cung cấp thông tin cho giới truyền thông là một cách hay để nâng cao tầm nhìn, sự tín nhiệm, cùng với đó là khả năng diễn thuyết những ý tưởng của bạn. Và khi những ý kiến đóng góp của bạn thực sự có giá trị liên quan đến xu hướng, sản phẩm, dịch vụ, kiến thức của bạn sẽ được thể hiện hết mức. Điều này có sức ảnh hưởng lớn hơn cả những chiến lược quảng cáo đắt tiền. Được xuất hiện trên truyền thông, bạn sẽ sẽ mở ra một chiến dịch mới để tiếp cần người tiêu dùng, và tiếp xúc với họ theo một cách khác.

https://www.bmg.edu.vn/attachment/image/10-dang.jpg


Vậy, làm thế nào để xây dựng mối quan hệ hữu ích này? Dưới đây là một vài ý kiến quan trọng giúp bạn đạt được điều bạn muốn.

1. Cho họ biết bạn luôn có mặt

Bạn không cần một kế hoạch đắt đỏ để trở thành chuyên gia cung cấp thông tin cho các nhà báo. Bạn chỉ cần gọi điện cho họ, giới thiệu bạn là ai và đưa ra một số gợi ý cho những vấn đề nóng hổi mà bạn nắm rất rõ. Thông tin bạn đưa ra càng chi tiết, sâu sắc và có tính thời sự, lập tức bạn sẽ được họ chú ý. Và việc sau đó là bạn sẽ nằm trong danh sách những chuyên gia của phóng viên và chờ đợi cơ hội tiếp theo.

2. “Làm bài tập về nhà”

Xây dựng mối quan hệ với giới truyền thông đòi hỏi bạn phải trau dồi kiến thức thường xuyên. Bạn phải thể hiện sự hiểu biết sâu sắc về những câu chuyện, những vấn đề bạn sẽ nói. Để làm được những điều này, việc bạn cần làm là đọc, nghe, tìm hiểu, suy nghĩ, phân tích, tổng hợp từ nhiều nguồn khác nhau. Nói chung, chính xác bạn phải trở thành chuyên gia về những vấn đề bạn cần nói.

3. Học cách truyền đạt

Mục đích của báo chí là cung cấp thông tin nhưng dưới dạng ngắn gọn. Vì vậy, hãy trình bày câu chuyện của bạn thật đơn giản, dễ hiểu. Đừng để các nhà báo, phóng viên phải mất nhiều công biên tập hay lựa chọn ý kiến cho bạn. Nói chung, nó không đơn giản chỉ là nói ra những điều bạn biết, mà còn là sự hiểu biết của bạn. Vì vậy, nói sao cho ngắn gọn, súc tích, hấp dẫn là những điều bạn cần học.

4. Phản ứng nhanh chóng

Nếu bạn làm việc với giới truyền thông, một điều bạn cần phải nắm rõ đó là cập nhật và phản hồi nhanh chóng. Bạn có thể biết rất rõ về vấn đề đó, nhưng bạn không cung cấp kịp thời cho các nhà báo, bạn cũng sẽ nhanh bị lãng quên thôi.

5. Trung thành với những điều bạn biết

Giữ nguyên lập trường khi bị hỏi, góp ý hay những lời bàn tán. Là một chuyên gia không có nghĩa lĩnh vực nào bạn cũng biết rõ. Vì vậy, nếu bạn không biết đừng e ngại khi nói “Thực sự tôi chưa rõ về vấn đề này”.

6. Không bịa đặt

Đừng bao giờ có ý định lừa phỉnh hay bóp méo sự thật. Danh tiếng là thứ quan trọng nhất đối với các phóng viên, nói đúng hơn nó được hiểu là sự an toàn trong nghề nghiệp. Tổn hại niềm tin của nhà báo đồng nghĩa với việc bạn sẽ không có những cơ hội tiếp theo được làm việc với họ.

Theo Dân Trí

 

Nhận tư vấn chiến lược phân phối, truyền thông, events, xây dựng chiến lược để đưa sản phẩm mới ra thị trường

Liên hệ: 0944 690 585

Email: truyenthongdinhcao@gmail.com

Web: https://xn--truynthngnhcao-6ob08bq182blea.vn/

 

Hiệp sĩ PR - Quan hệ công chúng

2013-11-13 10:57

Hiệp sĩ… PR

Giải cứu khủng hoảng đòi hỏi toàn bộ cỗ máy doanh nghiệp chuyển động, nhưng trong đó PR đóng vai trò cực kỳ quan trọng – như một hiệp sĩ ra tay kịp tời và mạnh mẽ. Có như vậy mới giảm thiểu được những tác động xấu nhất.

Tùy theo tính chất của cuộc khủng hoảng và mức độ nghiêm trọng của nó mà người làm PR sẽ đưa ra những chiến lược giải quyết khác nhau.

Báo chí: cần, nhưng chưa đủ

https://www.bmg.edu.vn/attachment/image/hiep%20si%20pr.JPG

Trong PR truyền thống, báo chí gần như là công cụ duy nhất để xử lý sự cố.
Trong PR truyền thống, báo chí gần như là công cụ duy nhất để xử lý sự cố. Mỗi khi gặp khủng hoảng, các doanh nghiệp vẫn thường sử dụng báo chí để đăng tải thông tin giải thích hoặc biến những thông tin đó thành vũ khí có lợi, hoặc lái sự chú ý của dư luận sang hướng khác. Tuy nhiên, theo ông Lê Quốc Vinh, Chủ tịch Tập đoàn truyền thông LeBros, trong quá trình giải cứu khủng hoảng, báo chí là một phương tiện quan trọng, chứ không phải là tất cả. Với những cuộc khủng hoảng có tính chất, quy mô lớn, ảnh hưởng sâu rộng tới cộng đồng thì ngoài việc thông tin trực tiếp tới đối tượng tiếp nhận thông tin, cần phải tiến hành rất nhiều hoạt động khác.

Lấy trường hợp của Toyota để thấy được rõ hơn về tính đa diện, phức tạp trong giải cứu khủng hoảng. Vốn đã phải đối mặt với sự cố kẹt chân ga, giờ đây lại thêm sự cố liên quan tới hệ thống phanh của chiếc xe Prius, Toyota gánh chịu thiệt hại rất lớn về thương hiệu. Cuộc khủng hoảng mà họ đang gặp phải tỏ ra nghiêm trọng hơn nhiều so với bất kì vụ khủng hoảng thương hiệu nào trong thời gian gần đây. Nhiều luồng dư luận cho rằng Toyota ra cơ sự này là do thiếu bí quyết quản lý khủng hoảng. Theo ông Vinh, Toyota đã có nhiều động thái tích cực để giải quyết khủng hoảng như đền bù tài chính, xin lỗi công khai, giải thích sự cố… Nhưng họ đã làm đủ hay chưa lại là chuyện khác. Do tính chất nghiêm trọng và mức độ ảnh hưởng sâu rộng của sự việc nên việc đại diện Toyota đứng lên giải thích trên báo chí chưa đủ để yên lòng dư luận.

Là một một chuyên gia về giải quyết khủng hoảng ở Le Bros, ông Vinh nhận xét: “Vấn đề của Toyota là cần phải có hành động cụ thể đối với chủ sở hữu của xe như thế nào, đối với người bị tai nạn phải có trách nhiệm ra sao, cần phải phối hợp với các công ty bảo hiểm để phần nào bù đắp thiệt hại… Thêm vào đó, việc Toyota Việt Nam lúc đầu ra thông báo không chịu trách nhiệm đối với những sản phẩm không do công ty lắp ráp, nhập khẩu hoặc phân phối đã làm cho nhiều khách hàng bất an và một lần nữa làm cho lòng tin của họ vào Toyota càng tụt dốc”. Để vượt qua khủng hoảng, Toyota phải lấy lại được niềm tin nơi khách hàng. Và để có được điều đó, ngoài việc phải chịu trách nhiệm đối với sản phẩm ở tất cả các thị trường Toyota cần truy cứu trách nhiệm đối với những nhà nhập khẩu, lập các trung tâm thu hồi… Tích cực hơn nữa, Toyota cần đưa ra chiến lược kinh doanh và tiếp thị bán hàng sau đó như thế nào. Để ngăn chặn hậu quả, Toyota cũng cần phải có chiến lược quản lý sản phẩm tiếp theo ra sao để không có những sản phẩm gặp sự cố như Prius.

Thành thật là hơn

Một điểm quan trọng nữa mà những người làm PR cũng nhấn mạnh trong giải quyết khủng hoảng, đó là sự thành thật của doanh nghiệp. Khi xảy ra khủng hoảng, không ít chuyên viên PR né tránh các câu hỏi của báo chí hoặc chỉ cung cấp những thông tin chung chung. Chính thái độ né tránh, không tích cực trong hợp tác giải quyết sự cố của Vedan đã làm cho mối quan hệ giữa thương hiệu này và cộng đồng ngày càng có khoảng cách và sản phẩm của họ đã bị tẩy chay.

Trên thực tế, đã rất nhiều bài học cho thấy sự thành thật trong thông tin đã cứu doanh nghiệp ra khỏi cơn khủng hoảng. Vụ việc công ty ANCO giải cứu khủng hoảng sữa có chứa chất melamine là một ví dụ. Với sự tư vấn của Tập đoàn truyền thông Le Bros, sau khi nhận thông báo kết quả kiểm nghiệm của Thanh tra Sở Y tế Hà Nội kết luận mẫu nguyên liệu sữa bột của ANCO có nhiễm melamine, lãnh đạo công ty ngay lập tức tiến hành họp báo để thông tin tới báo giới và cho thu hồi tất cả các sản phẩm sữa tiệt trùng UHT, bao gồm cả các sản phẩm không liên quan đến lô hàng nhập từ Công ty Hoàng Lâm.

Đồng thời, công ty thành lập một ban xử lý khủng hoảng do đích thân Chủ tịch công ty đứng đầu nhằm giải quyết mọi thắc mắc của khách hàng cũng như giải quyết mọi hậu quả, nếu có, do sản phẩm không đạt chất lượng của công ty gây ra. Lãnh đạo ANCO đã lập đường dây nóng, trực tiếp đứng lên xin lỗi khách hàng và cam kết sẽ làm hết sức mình để giải quyết mọi hậu quả đối với sức khỏe người tiêu dùng. ANCO cũng hợp tác tích cực với các cơ quan chức năng bằng cách ngay lập tức gửi các sản phẩm của mình đến các phòng thí nghiệm trong và ngoài nước để kiểm tra và công bố rộng rãi tới người tiêu dùng.

Với cách làm công khai của mình, cuối cùng ANCO cũng đã “cứu” được một số sản phẩm từ sữa và cả những sản phẩm không liên quan tới sữa. Nếu như cuộc khủng hoảng melamine cuốn trôi mất 50% doanh thu của công ty, thì trong một tuần sau đó, doanh thu đã tăng lên 5% so với hai tuần ảm đạm trước đó. Dù không nhiều, nhưng những con số đó đã phần nào cho thấy, người tiêu dùng vẫn có lòng tin và bắt đầu quay trở lại với các dòng sản phẩm của ANCO.

Quy trình thống nhất

 https://www.bmg.edu.vn/attachment/image/hiep%20si%20pr%202.JPG
Các công ty PR cho biết, xử lý khủng hoảng là một trong những “gói dịch vụ” của họ. Một công ty PR khi phụ trách thương hiệu cho khách hàng sẽ kiêm luôn việc phát hiện những nguy cơ khủng hoảng tiềm ẩn để tìm cách ngăn chặn ngay từ đầu. Ông Vinh cho rằng, cách giải quyết khủng hoảng tốt nhất là… đừng để nó xảy ra! Nhiệm vụ của những người làm PR là phải tiên lượng trước khủng hoảng trong bất kỳ một tình huống nào: liệu có xảy ra hay không, nếu có thì tác hại sẽ thế nào, cách giải quyết ra sao…

Càng phát hiện sớm nguy cơ bao nhiêu thì cơ hội giải quyết khủng hoảng càng lớn bấy nhiêu. Nếu để vượt quá tầm tay thì hậu quả sẽ vô cùng lớn. Khi có khủng hoảng xảy ra, doanh nghiệp cần phải ngay lập tức đánh giá khả năng lan tỏa, mức độ nguy hiểm - việc này chỉ nên diễn ra trong vòng vài giờ đồng hồ để có những biện pháp kiểm soát tốt nhất.

Cần phải thành lập ngay một ban xử lý khủng hoảng. Đội quân này được toàn quyền thực hiện các hoạt động truyền thông và là đơn vị duy nhất được phép phát ngôn để tránh có những khủng hoảng mới do phát ngôn không đúng lúc gây ra. Tùy theo chiến lược ban đầu mà trong nhóm sẽ cần những ai (do lãnh đạo công ty đứng đầu). Ví dụ trong trường hợp của Toyota, ngoài người đứng đầu công ty, ban xử lý này cần có cả các chuyên gia marketing, kỹ sư, luật sư…

Ban xử lý khủng hoảng sẽ ngay lập tức đề xuất các phương án xử lý, sau đó phân tích và lựa chọn. Mọi thông tin đều phải qua “bộ lọc” của ban xử lý sau đó mới được cung cấp ra bên ngoài. Nếu sự cố nhỏ mà giải quyết không thấu đáo sẽ kéo theo những khủng hoảng mới. Trong trường hợp PR nội bộ của doanh nghiệp không giải quyết được, tốt nhất nên tìm tới các công ty PR chuyên nghiệp để được tư vấn và hỗ trợ.

Một điều quan trọng nữa mà doanh nghiệp cũng cần chú ý: sau cơn khủng hoảng, cần phải củng cố lại mối quan hệ với khách hàng, nhà phân phối, các cơ quan quản lý… và đề ra chiến lược kinh doanh mới để tránh đi vào “vết xe đổ” vừa qua.

Nguồn DĐDN

 

Thu hút công chúng tham gia sự kiện - Tổ chức sự kiện

2013-11-12 10:54

Thu hút công chúng tham gia sự kiện

Để đánh giá chất lượng của một sự kiện, người ta thường nhìn vào chất lượng khách mời. Dù là sự kiện lớn như các buổi trình diễn âm nhạc với hàng nghìn người tham dự hay một buổi gặp gỡ đồng nghiệp ấm cúng, khách mời vẫn là yếu tố quyết định sự thành công của sự kiện.
Khách mời mục tiêu có thể là khách hàng thân thiết, khách hàng tiềm năng hay đối tác kinh doanh.
Chọn lựa đúng đối tượng khách mời sẽ tăng cường mối giao hảo giữa công ty và khách hàng, thúc đẩy khách hàng gắn bó với thương hiệu.
Năm bước sau đây sẽ giúp bạn lên kế hoạch khách mời một cách hiệu quả nhất.
1. Xác định công chúng mục tiêu
Cass Phillipps, chuyên gia tổ chức sự kiện, khuyên: “Bạn nhất thiết phải mời đúng đối tượng”.
Thoạt nghe có vẻ dễ nhưng bạn không thể làm qua loa. Mỗi nhóm công chúng phù hợp với những sự kiện khác nhau và bạn có quyền lựa chọn khách mời phù hợp với sự kiện của mình.
Tình huống xấu nhất là khách hàng chỉ đến dự cho vui và không hề quan tâm tới sản phẩm, dịch vụ mà bạn muốn giới thiệu.
Hãy tự hỏi: “ Tôi muốn đạt được điều gì qua sự kiện này?”. Trả lời câu hỏi này sẽ giúp bạn quyết định dễ dàng hơn.
2. Cộng tác ăn ý với các nhà cung cấp
Phillipps khuyên: “Bạn cần phải tìm được nhà cung cấp ưng ý, nếu không thuyết phục được một nhà cung cấp thì bạn làm sao thuyết phục được 5.000 khách mời?”. Dù bạn dự định tổ chức sự kiện lớn hay nhỏ thì cũng cần hỗ trợ từ các nhà cung cấp khác, và khách hàng của họ cũng sẽ hỗ trợ cho sự kiện của bạn.
Đây chính là cách để bạn mở rộng danh sách đối tác tiềm năng. Bạn có thể tìm kiếm các nhà cung cấp phù hợp thông qua các mối quan hệ cá nhân. Trang Meetup.com là nơi tuyệt vời cho các nhà tổ chức sự kiện mới vào nghề chia sẻ các ý tưởng và kinh nghiệm tổ chức sự kiện.
3. Mời nhiều hơn số lượng khách dự kiến
Số lượng khách mời dự phòng cũng còn tùy vào quy mô và tính chất của sự kiện. Nếu là sự kiện miễn phí, bạn nên mời hơn 40%. Còn nếu là sự kiện có thu phí thì khách đến tham dự thường nhiều hơn số khách đăng ký.
Nếu bạn định mời khách VIP, hãy tìm đến các nhân vật nổi tiếng trong lĩnh vực đó. Dĩ nhiên là mời những người này rất khó nhưng nếu mời được họ thì bạn sẽ lôi kéo được thêm nhiều vị khách khác.
4. Lựa chọn địa điểm tốt
Địa điểm không phải là yếu tố quan trọng nhất nhưng cũng là một trong những yếu tố quyết định sự thành bại của sự kiện. Những địa điểm khác nhau sẽ phù hợp với từng nhóm công chúng khác nhau.
Bạn hãy tính toán đến phương án và thời gian di chuyển. Từ chỗ làm, nơi ở của khách đến nơi tổ chức sự kiện có quá xa không? Nếu sự kiện kết thúc trễ vào buổi tối thì khách có thể về bằng phương tiện gì? Không phải ai cũng có xe và thích đi xa.
5. Giữ liên lạc với khách mời sau sự kiện
Một khi bạn thành công trong việc mời được nhiều khách đến tham dự sự kiện thì chắc chắn bạn sẽ muốn sự kiện tiếp theo cũng thành công như vậy. Giữ chân khách có lẽ là bước khó nhất trong quy trình tổ chức sự kiện.
- Hỏi khách hàng về cảm nhận khi tham dự sự kiện để rút kinh nghiệm cho lần sau. 
- Là cầu nối liên kết các khách hàng với nhau.
- Tạo một trang Facebook hoặc Twitter để khách hàng tiếp tục nắm bắt thông tin khiến họ trông chờ sự kiện tiếp theo.
Nguồn: DNSG, theo INC
Nhận tư vấn chiến lược phân phối, truyền thông, events, xây dựng chiến lược để đưa sản phẩm mới ra thị trường
Liên hệ: 0944 690 585
Email: truyenthongdinhcao@gmail.com

 

10 ý tưởng PR sáng tạo - Quan hệ công chúng

2013-11-11 11:02

10 ý tưởng PR sáng tạo

Trên con đường hướng tới thành công, mọi Công ty đều cần những chiếc xe “giao tiếp cộng đồng” (Public relations - PR) hiệu quả nhất và có tốc độ nhanh nhất. Nhiều Công ty rất muốn chạm đến những thành công đó, nhưng họ không biết cỗ xe PR nào hiệu quả đối với mình. Tuy nhiên, bạn có thể tham khảo 10 ý tưởng sáng tạo dưới đây để có được một kết quả PR như mong muốn, giúp bạn quảng bá danh tiếng của Công ty mình, đồng thời thúc đẩy sự tăng trưởng trong hoạt động kinh doanh.

 

 

 Tạo ra các sự kiện, ngày kỷ niệm

Vào năm 1991, khi đang giảng dạy bộ môn kỹ năng giao tiếp trong kinh doanh, Jacqueline Whitmore, thành viên sáng lập kiêm Giám đốc Trường Lễ tân và Ngoại giao Palm Beach tại Florida, thường xuyên được các học viên hỏi về phép xã giao liên quan đến điện thoại di động. “Tôi đã nhận thấy cần phải làm rõ vấn đề này”, Whimore kể lại, “nên tôi quyết định tạo ra một sự kiện đặc biệt nào đó giúp họ tìm hiểu kỹ hơn”. Bà đã đăng ký một ngày lễ mới vào Lịch trình tổ chức các sự kiện Chase (một lịch trình được giới doanh nghiệp và truyền thông Mỹ sử dụng, bao gồm cả những ngày lễ truyền thống và những ngày lễ mới được đặt ra).

Vào tháng 7/2002, Tháng xã giao điện thoại di động quốc gia đã chính thức được tổ chức, và Jacqueline có được danh tiếng trong công chúng quốc gia cũng như địa phương, đồng thời bà còn có được nhiều khách hàng mới. Nếu muốn, bạn cũng có thể làm như Jacqueline: đăng ký một ngày lễ mới tại địa chỉ trang web www.chases.com.

Viết sách

Các khách hàng tiềm năng luôn ngưỡng mộ tác giả của những cuốn sách, thậm chí cả khi cuốn sách của họ có lượng bản in không lớn lắm. Trên thực tế, khi viết một cuốn sách, bạn đã thể hiện cho khách hàng thấy bạn là người có kiến thức sâu rộng và đáng tin cậy. Thêm vào đó, bạn có thể bán cuốn sách của mình hay sử dụng nó như sản phẩm đính kèm - điều có tác dụng lan toả rất lớn đối với tên tuổi và danh tiếng của bạn. Chưa kể tác giả cuốn sách thường sẽ là nguồn phỏng vấn ưa thích của các đài phát thanh, truyền hình.

 

Giành một giải thưởng kinh doanh

Nếu bạn nghĩ rằng việc giành được một giải thưởng kinh doanh là vô cùng khó khăn, thì chắc chắn bạn sẽ không có đủ khả năng để tham gia cuộc chạy đua. Nhiều giải thưởng kinh doanh được giới truyền thông tài trợ, nên đây sẽ là cơ hội tốt để giới thiệu tên tuổi người chiến thắng và viết nên những câu chuyện về họ. Bạn thấy không, đây quả là một cơ hội PR tuyệt vời. Khi đạt được giải thưởng, bạn có thể công bố với các khách hàng hiện tại và tiềm năng trên trang web hay trên các tài liệu tiếp thị như một cách khẳng định vị trí của bạn trên thị trường.

Tham gia vào các chương trình truyền hình phổ biến

Gần đây, Wes Moss, nhà tư vấn tài chính và cũng là người từng tham gia Chương trình truyền hình nổi tiếng ở Anh có tên The Apprentice (Người học việc), đã viết cuốn sách Starting from Scratch (Bắt đầu từ vạch xuất phát) khá ăn khách. Quả thật, nếu Wes không là “người thật việc thật” có mặt trong chương trình truyền hình The Apprentice, thì có lẽ cuốn sách của ông không được nhiều người biết đến như vậy. Giờ đây, với một cuốn sách được xuất bản, danh tiếng của ông trở nên nổi như cồn.

Tổ chức các buổi hội thảo, tư vấn miễn phí

Jacqueline Bonfiglio-Naja, nhà thẩm mỹ học và là Chủ tịch Công ty Jacqueline chuyên về các giải pháp chăm sóc da tại North Dartmouth, thường xuyên tổ chức các buổi hội thảo miễn phí với chuyên đề chăm sóc da tại nhiều địa phương khác nhau từ nhiều năm nay. “Qua các buổi hội thảo, mọi người biết đến tôi nhiều hơn. Từ đó, tôi có thêm các khách hàng mới và cộng đồng cũng đánh giá tôi cao hơn”, Jacqueline cho biết.

Thiết lập hệ thống thư tin tức điện tử (electronic newsletter)

Jeffrey Gitomer North Carolina, một chuyên gia bán hàng, luôn có trên 100 ngàn người trong danh sách khách hàng nhận bản tin gửi qua thư điện tử hàng tuần của ông. Đây là một công cụ PR vô cùng hiệu quả, đảm bảo tên tuổi của ông luôn hiện diện trong trí nhớ của khách hàng hiện tại và tiềm năng. Ngoài ra, ông còn có thể quảng bá dịch vụ của mình trong các thư này và kết quả là chúng đã trực tiếp đem về cho ông hơn nửa triệu USD doanh thu mỗi năm.

 Tận dụng khách hàng của các công ty khác

 Hợp tác trong hoạt động kinh doanh và liên kết các khu vực bán hàng với các Công ty khác luôn là một giải pháp khôn khéo. Mỗi Công ty đều có thể có được nhiều ích lợi từ khách hàng của những công ty khác, vì khách hàng của công ty mà bạn liên kết có thể biết về Công ty bạn nhiều hơn. Ví dụ: Cửa hàng bánh ngọt We Take the Cake tại Ft. Lauderdale, Florida, đã mở một quầy hàng nhỏ trong khu vực trưng bày của Công ty bán hoa Field of Flowers địa phương, nơi khách hàng mua hoa sẽ được tiếp thị bánh ngọt và ngược lại. Việc sản phẩm của bạn hiện diện hữu hình sẽ gia tăng đáng kể cơ hội có được ngày một nhiều khách hàng mua sắm sản phẩm, dịch vụ của bạn hơn.

 Tham gia vào các tổ chức thương mại địa phương

Vài năm trước đây, Barb Friedman, một nhà tổ chức chuyên nghiệp, chủ tịch hãng Organize IT, đảm nhiệm cương vị chủ tịch Hiệp hội các nhà tổ chức chuyên nghiệp quốc gia. Vào thời điểm đó, trên chương trình The Dr. Phil Show đang bàn về câu chuyện “nhà nội trợ tồi nhất nước Mỹ” với nhân vật chính là một phụ nữ có lối sống rất thiếu tổ chức. Với tư cách là chủ tịch Hiệp hội các nhà tổ chức chuyên nghiệp quốc gia, Barb có đủ lý lẽ và điều kiện để liên hệ tham gia vào chương trình này. Từ đó kết quả kinh doanh cùng danh tiếng của bà đã gia tăng đáng kể.

Tạo ra một tranh luận rắc rối

Đã 4 năm trôi qua, kể từ khi Land of Odds, một Công ty chế tác ngọc trai tại Nashville, Tennessee, tổ chức Cuộc tranh luận hàng năm về chuỗi hạt ngọc xấu nhất. Cuộc bàn cãi vô tiền khoáng hậu này đã đem lại cho công ty sự nổi tiếng trong công chúng từ năm này qua năm khác. Như vậy, việc tạo ra một cuộc tranh luận với những rắc rối khó giải đáp sẽ giúp hoạt động kinh doanh của bạn trở nên đặc biệt trên thị trường, đồng thời thu hút nhiều sự chú ý của công chúng đến với sản phẩm, dịch vụ của bạn.

 Làm công tác xã hội

Hãy nghĩ về công việc xã hội như một sự đầu tư, qua đó biểu lộ tài năng và tên tuổi của bạn tới các khách hàng tiềm năng. Khi đại lý quảng cáo Colle+McVoy, Minnesota, thực hiện các công việc xã hội và quyên góp cho Quỹ môi trường tại St. Paul, Minnesota, hãng đã nhận được ngày một nhiều hơn các hồi âm tích cực từ khía cộng đồng. Thậm chí hãng còn được mời cộng tác với Văn phòng trợ giúp môi trường bang Minnesota. Ai nói công việc này là không hiệu quả?

10 ý tưởng PR sáng tạo mà chúng tôi giới thiệu trên đây có thể rất hữu ích và phù hợp đối với bất cứ loại hình kinh doanh nào. Việc áp dụng một hoặc một vài ý tưởng trên sẽ giúp bạn gia tăng danh tiếng của bản thân và cùng với đó là mức độ thành công trong kinh doanh mà bạn xứng đáng có được.

Theo Bwporta

Nhận tư vấn chiến lược phân phối, truyền thông, events, xây dựng chiến lược để đưa sản phẩm mới ra thị trường

Liên hệ: 0944 690 585

Email: truyenthongdinhcao@gmail.com

 

Web: https://xn--truynthngnhcao-6ob08bq182blea.vn/

 

10 TRỞ NGẠI TRONG THUYẾT PHỤC ĐÀM PHÁN

2013-11-11 10:49

10 TRỞ NGẠI TRONG THUYẾT PHỤC ĐÀM PHÁN

Thuyết phục, đàm phán là kỹ năng quan trọng dẫn đến sự thành công đặc biệt là trong kinh doanh. Thuyết phục được xem là nghệ thuật số một mà những người cực kỳ giàu có sở hữu. Brian Tracy cho rằng: “ Những người không thể diễn đạt quan điểm của họ hoặc không thể tiếp thị bản thân một cách hiệu quả thường gây được rất ít ảnh hưởng và không được đánh giá cao”. Tại Mỹ đã có một trường mang tên “ Học viện thuyết phục” do Kurt w. Mortensen, đồng thời cũng là tác giả của “ IQ trong nghệ thuật thuyết phục” sáng lập ra.
Từ kinh nghiệm thực tiễn và sự tổng kết hàng ngàn các bài giảng về nghệ thuật thuyết phục, Kurt w. Mortensen đã chỉ ra 10 trở ngại trong thuyết phục. Những trở ngại mang tính  chủ quan và khách quan giới hạn khả năng thuyết phục thành công của bạn.

Trở ngại 1: Hiệu ứng Wobegon

Tác giả đã chỉ ra “Hiệu ứng Wonbegon” là trở ngại đầu tiên dẫn đến sự thất bại trong thuyết phục. “Hiệu ứng Wonbegon” là thuật ngữ miêu tả xu hướng là hầu hết mọi người đều nhìn nhận bản thân trên mức trung bình. Tác giả của cuốn sách Lake Wonbegon Days (Những ngày ở thị trấn Lake Wonbegon” của mình đã miêu tả một thị trấn nơi “tất cả phụ nữ đều khỏe mạnh, tất cả đàn ông đều đẹp trai và tất cả trẻ em đều thông minh”. Giống như những người trong thị trấn nhỏ kia, chúng ta đều mang trong mình xu hướng nhìn nhận bản thân trên mức trung bình. Một thực tế cho thấy con người thường nhận thấy mình phải che đậy những khuyết điểm để làm cho mọi thứ tốt hơn thực tế. Nguyên nhân Hiệu ứng Wonbegon ảnh hưởng tiêu cực đến khá năng thuyết phục lẫn cuộc sống của chúng ta là vì đôi khi chúng ta tự lừa dối bản thân, không dám đối diện với những hạn chế của mình. Những nhà thuyết phục giỏi có cái nhìn nghiêm khắc về bản thân và đánh giá mọi việc một cách thực tế, cả điều tốt lẫn điều xấu.

“ Con linh cẩu không thể ngửi thấy mùi hôi của chính mình”

( Ngạn ngữ Châu Phi)

Trở ngại 2: Bức tường gạch của sự kháng cự

Đây là trở ngại khách quan thuộc về đối tượng nhưng để phá được bức tường của sự kháng cự lại tùy vào khả năng thuyết phục của bạn. Mọi cố gắng thuyết phục của bạn không được mang tính đe dọa và phải thật tự nhiên. Hãy quên lối phóng đại, tô vẽ đi. Chiến thuật đó càng thúc đẩy sự kháng cự từ phía đối tượng. Khi mọi người cảm thấy họ đang phải chịu áp lực, bị ép buộc phải mua hàng hay làm điều gì đó họ không cần hoặc không muốn, họ sẽ cảm thấy khó chịu. Họ cảm thấy chính bạn là người “lôi kéo”, “lừa dối”, “quảng bá” hoặc “ép buộc” họ.

Thực tế cho thấy những nhà thuyết phục xuất sắc nuôi dưỡng giác quan thứ sáu khi đề cập đến khía cạnh “thúc đẩy và lôi kéo” của khả năng thuyết phục. Bạn khuyến khích mà không lôi kéo, dụ dỗ nhưng không cài bẫy, cảm nhận sau đó dự đoán dựa trên kiến thức, bản năng, kinh nghiệm và những ám hiệu không lời.

Bởi vậy để phá được bức tường gạch kháng cự bạn phải rèn luyện, mài sắc giác quan thứ sáu, nắm rõ tâm lý khách hàng, đặt vào hoàn cảnh đối tượng để đưa ra chiến lược thuyết phục hiệu quả.

Trở ngại 3: Suy nghĩ giống như một nhân viên

Hầu hết mọi người đều coi bản thân là nhân viên. Con đường dẫn tới sự thành công thường bị cản trở bởi chúng ta không có khả năng hoàn toàn chịu trách nhiệm về tình huống hiện tại của mình. Nếu bạn cảm thấy không hài lòng về khoản thu nhập nhưng lại không làm gì để thay đổi nó thì những gì chúng ta nhận được là xứng đáng. Sở hữu công việc của chính mình, làm đúng nhiệm vụ, muốn có những lời khích lệ hay khoản tiền thưởng dựa trên hiệu quả- những mong muốn này thường đồng nghĩa với thu nhập tăng lên. Các chuyên gia thuyết phục thường kiếm lợi nhuận dựa trên hoa hồng mà họ kiếm được là chủ yếu. Vậy hãy bắt đầu cuộc cách mạng trong bạn trước hết là thay đổi trong lối mòn tư duy giống như một nhân viên.

Trở ngại thứ 4: Nói quá nhiều

Là một người hướng ngoại,có tài ăn nói, có khả năng bắt chuyện với bất kỳ ai hoàn toàn là một lợi thế của bạn. Nhưng khi thuyết phục đối tượng bạn cần hạn chế tốc độ nói của mình. Nếu bạn nói quá nhiều, khách hàng sẽ cảm thấy bực mình vì họ nhận thấy bạn thích nghe mình nói hơn là lắng nghe mối quan tâm của người khác. Những nhà thuyết phục giỏi biết lắng nghe nhiều hơn và đặt câu hỏi khiến khan giả tự thuyết phục mình.

Trở ngại 5: Thông tin dồn dập

Có rất nhiều người khi thuyết phục khách hàng  lại cố gắng nhấn mạnh đến thù lao và các khoản hoa hồng. Điều đó không sai nhưng vấn đề ở chỗ: Khán giả của bạn sẽ mua vì lý do của họ và chỉ vì lý do của họ. Họ không quan tâm vì sao bạn thích sản phẩm hay dịch vụ. Khi bạn muốn hướng sự chú ý vào lợi ích của một sản phẩm hay dịch vụ nào đó, tốt nhất là hãy trình bày tất cả các đặc điểm hay lợi ích mà khách hàng tìm kiếm đầu tiên ở sản phẩm của bạn. Hãy để tự khách hàng nói cho bạn biết họ đang tìm kiếm thứ gì và sau đó tập trung cuộc thảo luận của bạn quanh vấn đề chủ chốt đó.

Trở ngại thứ 6: Bị thúc đẩy bởi nỗi tuyệt vọng

Nếu bạn không thoải mái, căng thẳng hay hồi hộp khi thuyết phục thì khách hàng của bạn cũng không thoải mái. Bạn đừng nên đặt mình vào trạng thái: “ Tôi phải thực hiện nhiệm vụ mua bán này”, “Tôi phải làm việc với anh ta hoặc chuyện này sẽ kết thúc”, “Tôi phải đàm phán trong ngày hôm nay nếu không tôi không thể chi trả các hóa đơn”. Sự tuyệt vọng, sợ hại thường mang đến kết quả không mấy tốt đẹp khi thuyết phục.

Trở ngại thứ 7: Nỗi sợ hãi bị phản đối   

Trong nhiều tính huống thuyết phục bạn không tránh khỏi tình huống bị khách hàng phản đối. Chạy trốn khỏi sự phản đối, để nỗi sợ hãi lấn át và làm tê liệt chúng ta không giải quyết được vấn đề gì. Những nhà thuyết phục thông minh thường nghĩ về mặt thực tế của tình huống dựa trên lý trí “ Xét về mặt cá nhân mình không hề bị phê phán, phản đối”. Bạn không nên cảm thấy kém cỏi, bối rối hay tuyệt vọng chỉ vì quan điểm của một ai đó. Khả năng phục hồi sau khi đối mặt với sự phản đối ở bất kỳ mức độ nào cũng là điều cần thiết trong thế giới thuyết phục.

Trở ngại 8: Thiếu sự chuẩn bị

Để thuyết phục được thành công đòi hỏi bạn phải có sự chuẩn bị về nhiều mặt: Hiểu biết đầy đủ về sản phẩm và dịch vụ của bạn cả bên trong và bên ngoài; hiểu khán giả và những nhu cầu, mong muốn của họ; chuẩn bị dụng cụ thuyết phục giới thiệu cho khán giả lựa chọn và thay thế; biết lựa chọn cách thuyết trình phù hợp.

Trở ngại 9: Định kiến và giả định

Đôi khi chúng ta đánh giá khách hàng chỉ dựa trên vài thông tin ngắn gọn, trông họ ra sao, hay tệ hơn, không có thông tin đẩy đủ gì hết. Vấn đề ở chỗ, chúng ta nghĩ điều đó trong đầu trước khi cố gắng thuyết phục khách hàng, và kết thúc sự mau bán, đàm phán bởi chúng ta nghĩ mình không thể thuyết phục được họ. Đây là một sai lầm đầu tiên trong thuyết phục. Bởi chúng ta chỉ đánh giá cuốn sách qua trang bìa của nó.

Trở ngại 10: Nắm bắt những kỹ năng kết thúc là phương thuốc thần kỳ

Việc thuyết phục khán giả về một sản phẩm, dịch vụ hay một ý tưởng nào đó diễn ra trong toàn bộ quá trình thuyết phục. Các nghiên cứu chỉ ra rằng việc bạn bắt đầu bài diễn thuyết của mình như thế nào quan trọng hơn nhiều so với việc bạn kết thúc nó.

“Chỉ có một cách duy nhất khiến người khác làm bất cứ điều gì. Đó là làm cho bản thân họ muốn làm điều đó”.

Để có sự thành công trong đàm phán, thuyết phục đòi hỏi nhiều yếu tố. Tuy nhiên việc khắc phục những trở ngại trên là thành công đầu tiên để có cuộc đàm phán, thuyết phục hiệu quả.

Theo : Họclàmgiàu.COM

1 | 2 >>