Quy trình bán hàng ISO 22000
QUY TRÌNH BÁN HÀNG ISO 22000
1.Mục đích:
Quy trình thống nhất các phương pháp xây dựng, quản lý và kiểm soát trong khâu bán hàng của Công ty nhằm đảm bảo tối đa hóa lợi ích hợp pháp của Công ty.
2.Phạm vi áp dụng:
Tất cả các đại lý, nhân viên kinh doanh và các phòng ban trong công ty
3.Các bước trong quy trình bán hàng:
Bước 1: Thăm đò tìm kiếm và sàng lọc
Bước đầu tiên trong quá trình bán hàng là phát hiện ra các khách hàng triển vọng, xây dựng một danh sách khách hàng tiềm năng của mình, sàng lọc những khách hàng yếu kém. Nhân viên bán hàng có thể gọi điện thoại, gửi thư cho các khách hàng triển vọng trước khi quyết định tiếp cận
Bước 2: Tiếp cận sơ bộ
Nhân viên bán hàng cần tìm hiểu đầy đủ thông tin về khách hàng triển vọng, đề ra mục tiêu của cuộc của cuộc tiếp cận.
Bước 3: Tiếp cận
Nhân viên bán hàng cần biết cách chào hỏi người mua để có được bước mở đầu cho mối quan hệ sau này, bao gồm biểu hiện bề ngoài, những lời mở đầu và cách nhận xét trong câu chuyện.
Bước 4: Giới thiệu và trình diễn
Đây là giai đoạn nhân viên bán hàng giới thiệu sản phẩm của mình với người mua theo công thức AIDA ( Attention, Interest, Desire and Action) tức (chú ý, quan tâm, mong muốn, hành động mua), nhân viên bán hàng phải nhấn mạnh kỹ lưỡng những lợi ích của khách hàng và nêu lên những tính năng của sản phẩm đảm bảo được những lợi ích đó.
Bước 5: Khắc phục những ý kiến phản đối
Khách hàng hầu như bao giờ cũng đưa ra những ý kiến phản đối trong quá trình giới thiệu hay khi đề nghị đặt mua hàng, sự phản đối của họ có thể về mặt tâm lý hay logic. Để xử lý những chống đối này, nhân viên bán hàng luôn phải giữ thái độ vui vẻ, đề nghị người mua làm rõ những ý kiến không tán thành, phủ nhận hợp lý giá trị những ý kiến phản đối,...
Bước 6: Kết thúc thương vụ
Đây là giai đoạn nhân viên bán hàng phải cố gắng kết thúc thương vụ, họ cần biết cách nhận ra những tín hiệu kết thúc thương vụ ở người mua, bao gồm những cử chỉ, lời nói hay nhận xét và những câu hỏi, nhân viên bán hàng có thể đưa ra những tác nhân đặc biệt để kích thích người mua kết thúc thương vụ.
Bước 7: Tiếp tục theo dõi và duy trì
Bước cuối cùng này là cần thiết khi nhân viên bán hàng đảm bảo chắc chắn khách hàng sẽ hài lòng và tiếp tục quan hệ làm ăn, ngay sau khi kết thúc thương vụ nhân viên bán hàng cần hoàn tất mọi chi tiết cần thiết về thời gian giao hàng, điều kiện mua hàng, họ cần có kế hoạch giữ khách để đảm bảo chắc chắn không bỏ quên hay để mất khách hàng.
4. Nội dung:
Việc kinh doanh phải tuân thủ tất cả các mặt hàng thực phẩm phải tuân thủ các quy định của pháp luật và đảm bảo an toàn vệ sinh thực phẩm cho người tiêu dùng.
4.1 Giới thiệu hàng hóa
4.1.1 Giới thiệu trực tiếp
- Phòng kinh doanh phân công cho các nhân viên kinh doanh trực tiếp giới thiệu tới khách hàng những mặt hàng hiện có:
- Giới thiệu về đặc tính của sản phẩm và nêu lên những tính ưu việt của sản phẩm có lợi cho người tiêu dùng
- Đưa ra những phương án thiết thực và linh động để làm hài lòng khách hàng
- Nhân viên kinh doanh giới thiệu sản phẩm tới các nhà hàng, siêu thị và các đại lý mình phụ trách
4.1.2 Giới thiệu gián tiếp
- Công ty tiến hành giới thiệu quảng cáo sản phẩm của mình trên các phương tiện truyền hình, truyền thanh và báo chí
- Thông tin đến người tiêu dùng phải đầy đủ, khách quan, chính xác, trung thực, dễ hiểu để khách hàng dễ nhận biết và tìm hiểu
4.2 Nhận đơn hàng
+ Trực tiếp: Nhân viên kinh doanh nhận đơn hàng trực tiếp từ khách hàng
+ Gián tiếp: Phòng kinh doanh nhận đặt hàng từ điện thoại, fax…
Trong đơn hàng phải ghi đầy đủ các thông tin: Tên/địa chỉ đơn vị bán, tên sản phấm, quy cách sản phẩm, NSX –HSD, số lượng, thời gian giao nhận vận chuyển, địa điểm giao nhận và hình thức thanh toán.
4.3. Ký hợp đồng mua bán
Sau khi giới thiệu hàng hóa nếu khách hàng/ đơn vị có nhu cầu sử dụng sản phẩm. Công ty tiến hành ký hợp đồng mua bán với các cơ sở đó, hợp đồng có nội dung sau:
- Tên, địa chỉ, điện thoại, mã số thuế, tài khoản ngân hàng, người đại diện cho đơn vị bán
- Tên, địa chỉ, điện thoại, mã số thuế, tài khoản ngân hàng, người đại diện cho đơn vị mua
- Danh mục các mặt hàng hai bên thỏa thuận mua bán
- Tên/địa chỉ đơn vị bán, tên sản phấm, quy cách sản phẩm, số lượng, NSX – HSD, Số lô, đơn giá, thành tiền.
- Chất lượng hàng hóa
- Phương thức thanh toán
- Phương thức giải quyết khiếu nại, khiếu kiện.
4.4 Xuất hóa đơn
Sau khi ký hợp đồng phòng kinh doanh xuất hóa đơn. Nội dung hóa đơn phải đầy thông tin.
- Tên, địa chỉ, điện thoại, fax, mã số thuế ( nếu có), tài khoản ngân hàng (nếu có), cơ sở đặt hàng, tên người đặt hàng, phương thức thanh toán.
- Tên sản phấm, quy cách sản phẩm, số lượng, NSX – HSD, Số lô, đơn giá, thành tiền.
- Hóa đơn phải có đầy đủ chữ ký người viết hóa đơn, phụ trách đơn vị ký và đóng dấu.
4.5 Cấp phát hàng hóa
Theo quy trình cấp phát hàng hóa
4.6 Giao nhận vận chuyển hàng hóa
Theo quy trình vân chuyển hàng hóa
4.7 Ký nhận giao chứng từ, tiền
Người giao nhận hoặc đơn vị được uy quyền giao nhận phải được thực hiện việc yêu cầu cơ sở mua ký nhận hóa đơn chứng từ theo quy định. Trường hợp khách hàng thanh toán ngay phải nộp tiền đầy đủ và kịp thời về phòng kế toán hành chính.